Type to search

Du lịch Phong cách sống

HAGIA SOPHIA – LINH HỒN ISTANBUL

Chia sẻ

Dù đóng vai trò là viện bảo tàng hay nhà thờ Hồi giáo lớn nhất thế giới thì Hagia Sophia vẫn xứng danh là Trí tuệ Thánh thiêng và Vương cung Thánh đường của Istanbul.

Nhắc tới các công trình kiến trúc nhân tạo, Hagia Sophia chắc chắn là một trong những công trình nổi tiếng nhất thế giới. Được xây dựng tại thành phố Constantinopolis – kinh đô của các Đế quốc như: Đế quốc La Mã, Đế quốc Đông La Mã (Byzantine), Đế quốc Latin và Đế quốc Ottoman – trải qua 1.480 năm tuổi, Hagia Sophia đã có gần 1.000 năm đóng vai trò là nhà thờ chính của các Đế quốc, nơi các vị Hoàng đế Byzantine nhận vương quyền. Trên thực tế, đây được xem là công trình kiến trúc Byzantine quan trọng nhất và là một trong những di tích quan trọng nhất thế giới.

Lịch sử huy hoàng

Hagia Sophia được xây dựng trong khoảng thời gian ngắn kỷ lục, khoảng 06 năm, và được hoàn thành vào năm 537 Sau Công nguyên. Anthemius of Tralles và Isidorus of Miletus là các kiến trúc sư nổi tiếng đã tham gia vào việc xây dựng công trình lịch sử này. Phong cách kiến trúc Hagia Sophia là sự kết hợp hoàn hảo giữa phong cách Hoàng gia La Mã và công trình nguyên bản. Nhà thờ nổi bật với mái vòm chính rộng 32 mét, được hỗ trợ bởi vòm tam giác và 02 nửa vòm song song ở hai bên trục dọc. Trong kế hoạch xây dựng, công trình gần như sẽ có hình vuông. Hagia Sophia được chia thành 03 cánh (gian bên ở trong thành đường) và các gian được ngăn cách bởi các cột, với các phòng trưng bày ở trên và các cột trụ bằng đá cẩm thạch cỡ lớn, được dựng đứng để đỡ mái vòm.

Bên cạnh quá trình xử lý và các chất liệu được tính toán cẩn thận để giảm trọng lượng mái vòm, các kiến trúc sư cũng khoét các lỗ để tạo ra các cửa sổ trời ở các bức tường phía trên các phòng trưng bày và mặt mái vòm. Các cửa sổ trời này cho phép ánh sáng mặt trời chiếu xuyên vào không gian bên trong và giúp che khuất các cột trụ để tạo cảm giác như mái vòm đang trôi nổi trên không. Không quá khi nói rằng Hagia Sophia là chứng tích của lịch sử, của các nền văn minh và của các nền tôn giáo.

Lịch sử của Hagia Sophia gắn liền với các Đế chế hùng mạnh bậc nhất lịch sử, các cuộc bạo loạn, hỏa hoạn, chinh phạt, và cũng là nơi chứng kiến rất nhiều Hoàng đế đăng cơ. Hagia Sophia gồm 03 ngôi đền. Theo những ghi chép còn sót lại của Socrates về dân Constantinopolis, ngôi đền thứ nhất được thực hiện dưới mệnh lệnh của Hoàng đế Constantine I vào năm 325, trên nền tảng một đền thờ ngoại đạo. Sở dĩ nói như vậy là bởi tính đến nay, người ta vẫn chưa tìm thấy bất cứ chứng tích nào cho biết ngôi đền được xây dựng chính xác tại địa điểm nào. Con trai Constantine Đại đế, Constantius II, đã khánh thành công trình vào năm 360. Đến năm 404, sau khi St John Chrysostom bị trục xuất lần thứ 02, một cuộc bạo loạn đã diễn ra và công trình đã bị hư hỏng bởi tác động của ngọn lửa. Sau này, chính St John đã trở thành Tổng giám mục thành Constantinople. Hoàng đế La Mã, Constans I đã xây dựng lại và mở rộng Hagia Sophia. Tuy nhiên, đến năm 415, Theodosius II đã dành lại tòa công trình được khôi phục lại. Nhà thờ bị đốt cháy một lần nữa trong cuộc khởi nghĩa Nika vào tháng 01/532. Sự kiện này đã mang tới cơ hội tuyệt vời để Hoàng có thể tưởng tượng đến một sự thay thế mới.

Về bản chất, cấu trúc hiện nay vẫn được giữ nguyên so với những gì được xây dựng từ thế kỷ thứ 06, mặc dù một trận động đất đã làm sập một phần mái vòm vào năm 558 (khôi phục lại vào năm 562) và có 02 lần sụp một phần, sau đó, nó được xây dựng lại với quy mô nhỏ hơn và toàn bộ nhà thờ được gia cố từ bên ngoài. Hagia Sophia được khôi phục lại một lần nữa vào giữa thế kỷ 14. Trong hơn một thiên niên kỷ tồn tại, Hagia Sophia là nhà thờ chính của Chính thống giáo Đông phương thành Constantinople. Nó bị cướp vào năm 1204 bởi dân thành Venezia và Crusader trong cuộc chiến Thập tự chinh lần thứ 04.

Sau khi Mehmed chỉ đạo quân đội Hồi giáo của ông chinh phạt Constantinopolis, làm sụp đổ Đế quốc Đông La Mã và xây dựng nên Đế chế Ottoman hùng mạnh, năm 1453, Hagia Sophia được cải tạo và trở thành nhà thờ Hồi giáo của Hoàng gia Đế quốc Ottoman. Kể từ đó, Hagia Sophia phục vụ như công trình tự hào dưới quyền thống trị của Đế quốc Ottoman trong gần 05 thế kỷ sau đó. Đến năm 1935, trong chiến dịch hiện đại hóa Thổ Nhĩ Kỳ, Hagia Sophia trở thành trung tâm trong cuộc cải tạo của Mustafa Kemal Ataturk. Nhà thờ bị thế tục hóa và chuyển thành bảo tàng như hiện nay.

Bảo tàng hay Nhà thờ Hồi giáo?

Sự đa dạng về tôn giáo và văn hóa đã giúp Hagia Sophia trở thành một trong những công trình đặc biệt nhất, với lối kiến trúc đa dạng và đẹp mắt. Tuy nhiên, chính bởi sự đa dạng này mà Hagia Sophia luôn là chủ đề trong các cuộc tranh luận. Một câu hỏi chưa có hồi kết mang tên: Hagia Sophia thực chất là Bảo tàng hay Nhà thờ Hồi giáo? vẫn còn được tranh luận cho đến ngày nay. Trên thực tế, ngày càng nhiều người dân Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi để Hagia Sophia, tòa công trình ấn tượng nhất Istanbul, và một viện bảo tàng trong 80 năm qua, được tái thiết để tiếp tục phục vụ với vai trò một nhà thờ Hồi giáo.

Mỗi tháng 05 hàng năm, hàng ngàn người sùng tín đã tìm đến các quảng trường lớn bên ngoài Hagia Sophia để kỷ niệm cuộc chinh phục thành phố của người Hồi giáo. Họ tập hợp lại và biểu tình để yêu cầu mở cửa lại Hagia Sophia trong vai trò một thánh địa Hồi giáo. Vừa qua, trong lễ Ramadan, Kinh Koran đã được đọc to trong không gian nhà thờ năm thứ 02 liên tiếp.

Trên thực tế, kể từ năm 1935, nhà thờ Hồi giáo lớn nhất thế giới, thánh đường nổi tiếng của Istanbul, đã phục vụ với vai trò là một viện bảo tàng. Do đó, việc kinh Koran được đọc tại đây giống như một lời tuyên bố của Chủ tịch hội Tôn giáo Thổ Nhĩ Kỳ nói riêng và giáo hội Hồi giáo nói riêng. Lễ Ramadan được truyền hình trực tiếp dưới sự quan tâm của hàng triệu người dân Thổ Nhĩ Kỳ và điều đó đã tạo nên một làn sóng gây tranh cãi lớn trên thế giới. “Hagia Sophia thuộc di sản thế giới dưới sự bảo trợ của UNESCO,” một tuyên bố trích dẫn mạnh mẽ từ Chính phủ Hy Lạp. “Việc cố biến nó thành một đền thờ Hồi giáo bằng cách đọc kinh Koran là một sự sỉ nhục đối với cộng đồng toàn cầu.” Ở chiều hướng ngược lại, tháng 08/2017, hai người đàn ông mặc áo in cờ Thổ Nhĩ Kỳ đã phá vỡ hàng rào chắn để cầu nguyện tại hốc thờ hướng về La Mếch-cơ (trong nhà thờ Hồi giáo). “Đây là nhà thờ Hồi giáo,” một người thét lên, “và chúng ta nên được phép cầu nguyện tại đây”. Trên thực tế, Hagia Sophia từ lâu đã là một cuộc chiến giữa các nhóm tôn giáo, chính trị và văn hóa. Lịch sử hơn 1.000 năm phục vụ trong vai trò nhà thờ chính dòng Chính thống giáo Đông phương và 500 năm là nhà thờ hồi giáo đã thay đổi sau khi Mustafa Kemal Ataturk tuyên bố nó là một bảo tàng vào năm 1935 trong chiến dịch thế tục hóa Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại của ông. Tuy nhiên, không phải tất cả người dân Thổ Nhĩ Kỳ đều dễ dàng thông qua xã hội thế tục, vì người Hồi giáo đã đóng vai trò trung tâm tại mảnh đất 02 châu lục trong nhiều thế kỷ.

“Những tàn tích còn sót lại của một nền văn hoá sắp tàn hiện diện ở khắp mọi nơi”, Orhan Pamuk, tác giả thế tục Thổ Nhĩ Kỳ, viết về thời kỳ Hồi giáo Orhan. “Sự Âu hóa dường như không nói đến một hiện tượng hiện đại hóa và mong muốn nhiều hơn được thoát khỏi những ký ức đau đớn của một đế chế sa ngã càng nhanh càng tốt.”

Tương lai Hagia Sophia nằm ở con người

Dù đóng vai trò là viện bảo tàng hay nhà thờ Hồi giáo lớn nhất thế giới thì Hagia Sophia vẫn xứng danh là Trí tuệ Thánh thiêng và Vương cung thánh đường của Istanbul. Việc tiếp tục duy trì các bức thảm nghệ thuật hàng nghìn thế kỷ và lối kiến trúc mang đậm màu sắc Hoàng gia và tôn giáo của Hagia Sophia phải luôn được xem là ưu tiên hàng đầu. Một trận hỏa hoạn hay một cuộc bạo loạn tại thời điểm này có thể sẽ phá hủy một chứng tích của văn minh nhân loại. Do đó, hãy trân trọng và bảo tồn di sản của thế giới, linh hồn của văn minh nhân loại!

 

Pocket
Tags: