Type to search

Lịch sử của ủng cao su cao cổ: Từ chiến trường cho tới những thửa ruộng khoai tây

Chia sẻ

Từ những chiến hào đẫm nước của Thế chiến thứ nhất đến những vũng nước trên vỉa hè ngoài phố khi bạn bước qua, ủng cao su cao cổ hay còn gọi là ủng Wellington đã luôn gìn giữ cho đôi chân của chúng ta khô ráo trong hơn một thế kỷ qua. Với nguồn gốc mang tính ứng dụng cao trong quân đội Anh vào đầu thế kỷ 19, mẫu ủng này đã trở thành một món đồ được dùng trong những ngày ẩm ướt nhất.

Nhưng làm thế nào mà chiếc ủng cao su này lại trở thành vật dụng có ích trong những ngày mưa gió? Hãy dành một chút thời gian cùng Style để theo dõi lịch sử của ủng Wellington từ những ngày đầu ra đời ở Anh quốc.

Trận Assaye, ngày 23 tháng 9 năm 1803.
Màu nước của J C Stadler/ William Heath, được xuất bản bởi Thomas Tegg, ngày 1 tháng 4 năm 1818. Trận chiến diễn ra trong Chiến tranh Maratha lần thứ 2 (1803-1805), là trận đầu tiên trong những chiến thắng vĩ đại của Thiếu tướng Arthur Wellesley. Bản quyền Bảo tàng Quân đội Quốc gia Anh Quốc

Arthur Wellesley, Công tước đầu tiên của Wellington, là một trong những nhân vật chính trị và quân sự hàng đầu của Anh vào những năm 1800. Sinh ra ở Dublin, Ireland, Wellesley tiếp tục trở thành Công tước của Wellington và là một trong những anh hùng chiến tranh được kính trọng nhất của Anh sau chiến thắng trước Napoléon trong trận Waterloo. Vào đầu thế kỷ 19, đôi bốt của Công tước Wellington là một đôi bốt Hessian mà ông được tặng bởi những quân nhân Hessians, một nhóm binh lính Đức từng phục vụ cho Quân đội Anh. Một bức tranh của James Lonsdale thậm chí còn mô tả Công tước đi một đôi ủng Hessian có tua khi chiến thắng trong trận Waterloo. Khi được hỏi phần quan trọng nhất trong trang bị của một người lính, Công tước đã trả lời: “Thứ nhất, một đôi giày tốt, thứ hai là một đôi giày tốt và thứ ba là một đôi “half-soles”. (half soles: giày có đế nửa, kéo dài từ mu bàn chân lên).

Đủ cứng cáp để chiến đấu, đôi bốt da bóng, cao cổ với các chi tiết trang trí này cũng đủ trang trọng cho trang phục dạ hội. Công tước Wellington lấy vô số cảm hứng từ những đôi bốt Đức này đến nỗi ông đã giao nhiệm vụ cho người thợ đóng giày của mình, George Hoby ở phố St. James’s, London, sửa đổi Hessian Boot thế kỷ 18 để tạo ra thiết kế hợp thời đại hơn. Hoby đã chế tác một đôi bốt mang đậm tính Hessian từ da bê mềm mại được xử lý bằng sáp. Hình dáng của chiếc ủng đã được sửa đổi để ôm sát vào chân hơn và các chi tiết trang trí được loại bỏ để có một vẻ ngoài tiện dụng hơn. Công tước vô cùng hài lòng, và chiếc ủng được đặt tên là ‘The Wellington Boot’, (đôi bốt vùng Wellington). Muốn bắt chước một trong những nhân vật được kính trọng nhất của nước Anh, những người phụ nữ Anh sử dụng bốt Wellington như một món đồ phụ kiện thời trang, một xu hướng sẽ tiếp tục cho đến đầu những năm 1850.

Ủng Wellington trong tác phẩm của nhà minh hoạ, hoạ sỹ nổi tiếng JEAN-PHILIPPE DELHOMME

Cho đến những năm 1850, bốt Wellington được làm từ da thật. Tuy nhiên, khám phá mang tính cách mạng của Charles Goodyear về quá trình lưu hóa cao su đã cho phép kiểu dáng ủng Wellington được chế tạo theo một cách hoàn toàn mới. Goodyear, một nhà hóa học dày dạn kinh nghiệm, đã tình cờ phát hiện ra quá trình lưu hóa cao su trong một chuyến đi đến một nhà máy cao su vào năm 1839, sau khi nhận ra rằng việc kết hợp cao su và lưu huỳnh qua nguồn nhiệt sẽ làm cho cao su tự nhiên cứng lại. Goodyear đã có được bằng sáng chế cho quy trình này trong cùng năm và tiếp tục sử dụng cao su lưu hóa để làm lốp xe.

Được làm từ cao su lưu hóa tự nhiên dày dặn, Original Tall Boot có khả năng chống thấm nước 100% và đi kèm với một khóa ở bắp chân có thể điều chỉnh được.

Một nhà công nghiệp người Anh tên là Hiram Hutchinson đã nhìn thấy tiềm năng của cao su lưu hóa để tạo ra giày dép không thấm nước và đã mua lại quyền đối với quy trình này từ Goodyear vào đầu những năm 1850. Sau khi có được quyền đối với bằng sáng chế, Hutchinson chuyển đến Pháp và thành lập công ty sản xuất bốt cao su ở Montargis với tên gọi La Compagnie du Ca sucre Souple (Công ty cao su dẻo). Năm 1853, Hutchinson giới thiệu thương hiệu ủng Wellington bằng cao su mà ông gọi là A L’Aigle và bán những đôi ủng này cho công nhân nông nghiệp Pháp. Từng làm việc ngoài trời bằng guốc gỗ trong nhiều thập kỷ, sự ra đời của một đôi bốt cao su kiểu Wellington là một cuộc cách mạng đối với những người nông dân Pháp, những người giờ đây có thể trở về nhà với đôi chân khô ráo.

Quá trình sản xuất ủng Hunter nổi tiếng

Ủng Wellington từ ủng quân đội bằng da danh giá đã chuyển sang ủng lao động bằng cao su lưu hóa chỉ trong vài năm. Vào tháng 1 năm 1856, Henry Lee Norris, một doanh nhân người Mỹ đến từ New Jersey, cùng bạn và đối tác của mình là Spencer Thomas Parmelee ở Connecticut, chuyển đến Scotland để sản xuất giày và ủng cao su. Sau khi mua được hợp đồng cho thuê một nhà máy ở Edinburgh, Henry Lee Norris đã thành lập Norris & Co., thương hiệu về sau này sẽ trở thành thương hiệu Hunter Boot Ltd. nổi tiếng hiện nay.

Hunter Boot Ltd. đã ký được hợp đồng sản xuất một lượng lớn ủng Wellington bằng cao su cho quân đội trong Thế chiến I. Những người lính trong các chiến hào cần ủng bền và chắc chắn để giúp chân họ khô nhất có thể để tránh bị chứng bệnh ‘chân chiến hào’, một tình trạng tổn thương mô ở bàn chân do tiếp xúc lâu với nước lạnh hoặc bùn. Đôi ủng này thành công rực rỡ, và Hunter Boot đã phải vận hành nhà máy cả ngày lẫn đêm để đáp ứng nhu cầu vượt quá 1.185.000 đôi. Những đôi bốt của Hunter rất đáng tin cậy trong điều kiện ẩm ướt đến nỗi quân đội Anh đã quay lại sử dụng trong Thế chiến thứ hai và một lần nữa ký hợp đồng với Hunter Boot Ltd. để sản xuất số lượng lớn ủng Wellington.

Chiến dịch quảng cáo 2021 của ủng Hunter

Vào cuối Thế chiến thứ hai, mẫu Wellington đã trở nên phổ biến đối với người dân vì thời tiết ẩm ướt và sự cần thiết khi lao động. Giá thành khá rẻ để sản xuất, hoàn toàn không thấm nước và thoải mái, ủng Wellington là giải pháp cho nhiều nhu cầu thời hậu chiến. Các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động đã áp dụng loại ủng Wellington, bổ sung thêm các mũi giày bằng thép nếu cần thiết. Năm 1956, Hunter Boot Ltd. giới thiệu ‘The Original Green Wellington’ (Màu xanh lục nguyên bản Wellington). Màu sắc mới này đã được áp dụng bởi những người Anh thuộc tầng lớp trung lưu đến thượng lưu sống ở các vùng nông thôn. Cho đến ngày nay, hình ảnh chiếc ủng Wellington màu xanh lá cây gợi lên những hình ảnh về vùng nông thôn nước Anh.

Công nương Diana được chụp ảnh mang một đôi bốt Hunter Original Green Wellington trong thời gian là bạn gái của Thái tử Charles.

Doanh số bán giày ủng Wellington vẫn ổn định trong những năm qua khi chúng dần trở thành một sản phẩm mang tính biểu tượng của giày dép Anh quốc. Bước đột phá đầu tiên của bốt Wellington vào thế giới thời trang là khi Công nương Diana được chụp ảnh mang một đôi bốt Hunter Original Green Wellington trong thời gian là bạn gái của Thái tử Charles. Doanh số bán ủng màu xanh “thợ săn” tăng vọt nhờ địa vị mang tính biểu tượng của Diana và mọi người trên khắp Vương quốc Anh đều muốn mô phỏng theo phong cách của công nương mới đăng quang của xứ Wales. Đột nhiên, ủng Wellington không phải lúc nào cũng chỉ là phương tiện giữ cho đôi chân luôn khô ráo nữa và giờ đây mọi người sẽ tìm lý do để diện đôi “Welly’s” của họ trong những cơn mưa rào nhẹ nhất.

Hoàng tử William mang một đôi ủng Le Chameau Wellies, gần giống như một người nông dân trong bức ảnh được chụp tại Trang trại Duchy Home ở Gloucestershire.

Tại một trận đấu polo từ thiện vào năm 2012, Công nương Kate kết hợp trang phục áo khoác da lộn và quần jean với một đôi bốt Le Chameau

Cho tới ngày nay, những đôi ủng cao cổ Wellington vẫn cực kỳ phổ biến ở nhiều nước phương Tây, đặc biệt là Anh. Hunter vẫn sản xuất bốt Wellington và gần đây đã đạt được mức tăng doanh thu nhờ phong traò văn hóa lễ hội âm nhạc ngày càng phát triển, một lý do kích cầu về bốt chống thấm nước. Các lễ hội ở Vương quốc Anh nổi tiếng là trở nên cực kỳ lầy lội do thời tiết, và một đôi ủng Hunter là cách chắc chắn để giữ cho đôi chân của bạn luôn sạch sẽ và khô ráo. Công ty của Hiram Hutchinson vẫn tồn tại cho đến ngày nay, hiện được gọi đơn giản là Aigle. Bốt Aigle Wellington được biết đến với chất lượng cao và 95% của bộ sưu tập Aigle vẫn được làm thủ công tại Pháp.

Siêu mẫu Kate Moss diện ủng Hunter trong một lễ hội âm nhạc lầy lội tại Anh Quốc

Thời trang lễ hội: ‘It Girl’ Cressida Bonas, và một người bạn trong đôi ủng Hunter, ảnh: JONATHAN HORDLE

Ủng Wellington nguyên mẫu của Hunter được giới thiệu vào năm 1956 và vẫn là một trong những sản phẩm cốt lõi bán chạy nhất của Hunter. Được làm từ cao su lưu hóa tự nhiên dày dặn, Original Tall Boot có khả năng chống thấm nước 100% và đi kèm với một khóa ở bắp chân có thể điều chỉnh được. Chúng cũng được lót bằng polyester để dễ dàng xỏ vào và tháo ra, đồng thời có biểu tượng “Hunter” mang tính biểu tượng trên trục của bốt.

Pocket
Tags: