Type to search

Triển lãm/Nghệ thuật Văn hóa

Rolex – Nhà hỗ trợ sáng lập Bảo tàng Điện ảnh bậc nhất thế giới

Chia sẻ

Bảo tàng Viện Hàn lâm Điện ảnh hôm nay đã chính thức khai trương tại thành phố Los Angeles, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử điện ảnh. Tiếp nối mối quan hệ đối tác lâu dài với thế giới của những bộ phim, Rolex đã trở thành Nhà Hỗ trợ Sáng Lập của tổ chức tiên phong này – một bước phát triển tất yếu, thể hiện sự theo đuổi không ngừng và thúc đẩy những giá trị hoàn mỹ của thương hiệu, cũng như lời cam kết dành cho nghệ thuật làm phim, sứ mệnh bảo tồn di sản điện ảnh cũng như truyền tải kiến thức và kỹ năng tới các thế hệ tương lai.

Bảo tàng Viện Hàn lâm Điện ảnh

Đây là viện bảo tàng đầu tiên và lớn nhất tại Mỹ dành riêng cho lịch sử, khoa học và những ảnh hưởng văn hóa của ngành sản xuất phim. Được thiết kế bởi Renzo Piano, kiến trúc sư từng đoạt giải Pritzker, bảo tàng là địa điểm dành cho những người yêu điện ảnh với các phòng trưng bày triển lãm rộng 50.000 feet vuông (khoảng 4.650 mét vuông), hai nhà hát, bao gồm một khán phòng có diện tích 1.000 chỗ ngồi, một phòng tổ chức giáo dục và những không gian công cộng đẹp mắt. Bằng cách soi rọi quá khứ, hiện tại và tương lai của lĩnh vực điện ảnh, bảo tàng được xây dựng nhằm mục đích nâng cao hiểu biết của mọi người về điện ảnh thông qua các buổi triển lãm, các buổi chiếu phim nghệ thuật, các chương trình và các bộ sưu tập.

Nhà hát David Geffen; Chụp bởi Iwan Baan/©Iwan Baan Studios, cung cấp bởi Academy Museum Foundation

Khu trưng bày Rolex Gallery, một hoạt động thường trực, diễn ra tại nhiều căn phòng trên tầng ba của bảo tàng, mang chủ đề “Những câu chuyện về Điện ảnh”, với những tác phẩm sắp đặt đặc biệt, vén màn nhiều khía cạnh trong quá trình làm nên một bộ phim – công nghệ, những người nghệ sĩ, lịch sử và tác động xã hội – thông qua nhiều tiếng nói đóng góp khác nhau nhằm truyền tải những điều kì diệu của loại hình nghệ thuật này. Chiếc Cosmograph Daytona huyền thoại, thuộc sở hữu của nam diễn viên đam mê đua xe tốc độ cao Paul Newman, cũng được trưng bày tại bảo tàng này.

Mối quan hệ với Điện ảnh

Trong gần một thế kỷ, Rolex và điện ảnh đã có sự liên kết chặt chẽ. Mối quan hệ mật thiết được bắt đầu một cách tự nhiên – chiếc đồng hồ Rolex, biểu tượng của sức mạnh và sự kiên định, xuất hiện trên cổ tay của các diễn viên trong nhiều bộ phim đáng nhớ, đã phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết trong suốt nhiều năm qua, đặc biệt là nhờ vào sự hỗ trợ tích cực của nhà chế tác đồng hồ dành cho các nhà làm phim, bất kể là những tài năng đã thành danh hay mới nổi.

Cầu Barbra Streisand; Chụp bởi Joshua White, JWPictures/©Academy Museum Foundation

Mối quan hệ khắng khít giữa Rolex và ngành công nghiệp điện ảnh đã được chính thức hóa vào năm 2017, khi thương hiệu thỏa thuận hợp tác với Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. Rolex đồng thời trở thành Đồng hồ Độc quyền của Viện Hàn lâm, và là Nhà tài trợ Danh dự của giải Oscars®, nơi mà hãng đã thiết kế và tổ chức Phòng trưng bày Greenroom, một không gian trang nhã, nơi những người thuyết trình và khách mời giao lưu trước khi bước lên sân khấu. Vào năm 2018, thương hiệu đã trở thành Nhà tài trợ cho Giải thưởng thường niên Governors Awards của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh, nhằm tôn vinh các thành tựu trọn đời. Sự hỗ trợ của thương hiệu dành cho Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh là một phần của mối quan hệ ngày càng mở rộng này. Hai bên đi đến thống nhất nhờ cam kết chung về sự hoàn mỹ, ý thức tương đồng về lịch sử, và cùng chung sứ mệnh bảo tồn, tôn vinh việc tạo ra những tác phẩm độc đáo – những kiệt tác.

Sảnh Dolby Family; Chụp bởi Iwan Baan/©Iwan Baan Studios, cung cấp bởi Academy Museum Foundation

Bảo tồn sự vĩnh cửu của những tuyệt tác Điện ảnh

Rolex duy trì mối quan hệ đặc quyền với một số nhà làm phim vĩ đại nhất thế giới. Những chiến lược gia có tầm nhìn bao quát và những bậc thầy về công nghệ này đang không ngừng vượt qua các giới hạn của việc kể chuyện và của chính ngành điện ảnh. Martin Scorsese và người đồng nghiệp đạo diễn James Cameron là hai nhân vật lừng lẫy trong thế giới điện ảnh, hiện đang cống hiến dưới vai trò là những chứng nhân Rolex Testimonees.

Tòa nhà Saban; Chụp bởi Josh White, JWPictures/©Academy Museum Foundation

Scorsese cũng đã truyền lại những hiểu biết của mình với tư cách là người cố vấn tại dự án Rolex Mentor and Protégé Arts Initiative, nơi kết hợp những nghệ sĩ trẻ với các bậc thầy nghệ thuật trong cùng một lĩnh vực trong suốt quá trình hợp tác sáng tạo. Dự án này thể hiện cam kết của thương hiệu trong việc lưu truyền kiến thức, một yếu tố quan trọng trong tinh thần Perpetual của Rolex, được dựa trên tiềm năng vô hạn của con người, quyết tâm vượt qua các ranh giới và không ngừng cải tiến. Các cố vấn khác của dự án trong lĩnh vực đạo diễn bao gồm Alfonso Cuarón và Spike Lee, cả hai đều được mời chia sẻ tác phẩm của họ tại các sự kiện trực tuyến tổ chức tại bảo tàng, và cũng là những người mang tác phẩm đoạt giải Oscar của mình đến gần hơn với công chúng.

Thiết kế tiết diện ©Renzo Piano Building Workshop/©Academy Museum Foundation

“Rolex đã trở nên gắn bó với thế giới điện ảnh trong nhiều thập kỷ, từ việc những chiếc đồng hồ xuất hiện trong các bộ phim mang tính biểu tượng, cho đến sự hỗ trợ của thương hiệu này dành cho các nhà làm phim trẻ thông qua những chương trình cố vấn,” Arnaud Boetsch, Giám đốc Truyền thông & Hình ảnh của Rolex, cho biết. “Mối quan hệ giữa thương hiệu và ngành công nghiệp điện ảnh đã được chính thức hóa vào năm 2017 thông qua quan hệ đối tác của chúng tôi với Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. Có một mối liên kết tự nhiên giữa Rolex, Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh, bảo tàng và thế giới điện ảnh. Chúng tôi đi đến thống nhất nhờ tương đồng trong việc tìm kiếm sự hoàn mỹ, luôn vượt qua các giới hạn, tái tạo ngành công nghiệp và trở thành nguồn cảm hứng cho mọi người và xã hội.”

VỀ THƯƠNG HIỆU ROLEX

Danh tiếng bảo chứng về chất lượng và chuyên môn Rolex là một nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ phức hợp và độc lập. Có trụ sở chính tại Geneva, thương hiệu được công nhận trên toàn thế giới về chuyên môn và chất lượng sản phẩm – biểu tượng của sự xuất sắc, sang trọng và uy tín. Các chuyển động của đồng hồ Oyster Perpetual và Cellini được chúng nhận bởi COSC, sau đó được kiểm tra nội bộ về độ chính xác, hiệu suất và độ tin cậy. Chứng nhận Superlative Chronometer, được ký hiệu bằng con dấu màu xanh lá cây, xác nhận rằng mỗi chiếc đồng hồ đã trải qua những thử nghiệm thành công do Rolex thực hiện trong phòng thí nghiệm theo các tiêu chí riêng của nhà chế tác. Chúng được xác nhận định kỳ bởi một tổ chức độc lập bên ngoài.

Cụm từ “Perpetual” – Vĩnh cửu được ghi trên mỗi chiếc đồng hồ Rolex Oyster. Không chỉ là một cụm từ trên mặt số, đó còn là một triết lý thể hiện tầm nhìn và giá trị của công ty. Hans Wilsdorf, người sáng lập công ty, đã thấm nhuần khái niệm về sự hoàn mỹ vĩnh cửu sẽ thúc đẩy công ty phát triển. Điều này đã giúp Rolex đi tiên phong trong việc phát triển đồng hồ đeo tay và tạo ra nhiều cải tiến lớn trong sản xuất đồng hồ, chẳng hạn như Oyster, đồng hồ đeo tay chống thấm nước đầu tiên, ra mắt vào năm 1926, và cơ chế tự lên dây cót Perpetual, được phát minh vào năm 1931. Trong quá trình lịch sử đó, Rolex đã đăng ký hơn 500 bằng sáng chế. Tại bốn cơ sở ở Thụy Sĩ, thương hiệu này thiết kế, phát triển và sản xuất phần lớn các thành phần đồng hồ của mình, từ đúc hợp kim vàng đến gia công, chế tác, lắp ráp và hoàn thiện bộ máy, vỏ, mặt số và dây đeo. Hơn nữa, thương hiệu tích cực tham gia vào việc hỗ trợ nghệ thuật và văn hóa, thể thao và khám phá, cũng như những cá nhân tìm kiếm các giải pháp để bảo tồn hành tinh.

Pocket
Tags: