Tác phẩm “On the Road” (tạm dịch “Trên đường”) của Jack Kerouac đã truyền cảm hứng cho buổi trình diễn dành cho nam giới của Dior mùa Thu Đông 2022 ở London, với sàn diễn bao gồm một cuộn giấy đánh máy khổng lồ.
Khi Jack Kerouac viết cuốn tiểu thuyết đã định nghĩa Thế hệ Beat của mình mang tên “On the Road” – một cuốn tiểu thuyết bán tự truyện mô tả chuyến đi của người kể chuyện Sal Paradise và người bạn Dean Moriarty khi họ làm những công việc kỳ quặc, uống rượu, những buổi tán tỉnh lãng mạn, đi xe buýt và xe lửa vòng quanh Mỹ và Mexico – anh đã lấy ra những ý tưởng được ghi chép lại từ cuốn sổ tay từ cuối những năm 1940, và đánh máy tác phẩm của mình vào một cuộn giấy được nối dài liên tục của máy tele, gắn băng dính những tấm giấy với nhau, đơn giản bởi anh đã không muốn bị gián đoạn trong dòng chảy sáng tạo của chính mình. Thế hệ Beat một phong trào văn học được bắt đầu bởi một nhóm tác giả có tác phẩm khám phá và ảnh hưởng đến văn hóa và chính trị Hoa Kỳ trong thời kỳ hậu chiến. Phần lớn công trình của họ đã được xuất bản và phổ biến bởi Silent Generationers trong những năm 1950.
NTK Kim Jones của Dior là một người yêu sách nổi tiếng, và bộ sưu tập sách phong phú của anh đặc biệt hướng tới đến những tác phẩm của Bloomsbury Group, một nhóm gồm các nhà văn, trí thức, triết gia và nghệ sĩ người Anh có ảnh hưởng trong nửa đầu thế kỷ 20. Kim Jones cũng hết sức hâm mộ những tác phẩm sáng tạo đầy chất thi ca, nổi loạn, ảnh hưởng từ văn hoá nhạc Jazz, chủ nghĩa đam mê khoái lạc và đầy ngẫu hứng của thế hệ Beat.
Đối với buổi trình diễn dành cho nam giới của Dior mùa Thu Đông 2022 ở London – lần đầu tiên Jones trình diễn ở thủ đô Anh Quốc kể từ năm 2003 – anh đã bày tỏ sự tôn kính đối với tác phẩm văn học nổi tiếng của Kerouac bằng thiết kế sàn diễn và kết hợp triển lãm, ‘Nowhere To Go But Everywhere’, (tạm dịch “Không nơi nào để tới mà tới tất cả mọi nơi”). Triển lãm này giới thiệu các kỷ vật văn học thế hệ Beat của Jones, bao gồm sách, những bức thư và bản thảo. Phong cách trangt rí của triển lãm cũng ám chỉ đến sự nghiệp một thời của nhà sáng lập Christian Dior, người từng là giám đốc phòng tranh vào cuối những năm 1920.
Buổi giới thiệu BST của Dior được trình bày trong một không gian nhà kho rộng lớn và tối tăm ở Kensington Olympia, Jones đã liên tưởng với cuộn giấy dài hơn 36 mét mà Kerouac đã đánh máy tác phẩm “On the Road”, với tốc độ 100 từ một phút. Một cuộn bản thảo rộng 6m trải dọc theo sàn diễn có chiều dài 70m, phủ đầy chữ đánh máy của Kerouac, được tạo ra với các dấu gạch chéo và chú thích như thủa ban đầu. Là một sàn catwalk, nó đã trở thành một biểu tượng đầy hàm ý của tự do, giữ đúng bản chất của một cuộn bản thảo, nhưng cũng là một con đường rộng mở cho các người mẫu của Dior sải bước.
Sự liên kết của Dior với văn hóa Beat bắt nguồn từ năm 1960, khi giám đốc sáng tạo trẻ lúc bấy giờ là Yves Saint Laurent, người được bổ nhiệm điều hành thương hiệu sau cái chết đột ngột của người sáng lập, đã tạo ra bộ sưu tập Beat cho mùa Haute Couture Thu Đông, một bộ sưu tập chủ yếu là đơn sắc với những áo khoác bằng da cá sấu, đã gây sốc cho các khách hàng bảo thủ quen thuộc của thương hiệu. Sự hiện đại của Jones mang phong cách của Thế hệ Beat ám chỉ đến quần áo được thấy trên bìa sách Kerouac, những hình bóng dành cho những lần vấp ngã trên đường thời hiện đại, chẳng hạn như áo thun Fair Isle đầy màu sắc, áo sơ mi kẻ ô vuông kết hợp với cà vạt bản nhỏ, áo khoác thể thao kiểu bóng bầu dục Mỹ, giày leo núi, mũ beanie và kính râm phản quang.
Kerouac và các nhà văn thuộc thế hệ Beat, chẳng hạn như Allen Ginsberg và William Burroughs, là biểu tượng của sự tự do phản văn hóa và sự sáng tạo không giới hạn – một cách tiếp cận khiến Jones say mê. Hình ảnh các nhân vật chính của “On the Road” đi vòng quanh San Francisco, New York, Los Angeles, Denver và Mexico City, quá giang và đi bằng xe buýt, đậm chất tự do phóng khoáng trong chuyển động của họ, cũng hết sức quen thuộc với thời đại ngày nay.
FOLLOW US