Type to search

Featured Làm đẹp Tư vấn

Bạn đã uống nước đúng cách chưa

Chia sẻ

Các bộ phận quan trọng của cơ thể  như não hay máu được cấu thành với tỉ lệ nước rất cao, do đó nước có chức năng hoà tan các chất dinh dưỡng để cơ thể dễ dàng hấp thụ, lọc các chất thải của cơ thể và đưa ra ngoài, điều hoà nhiệt độ cơ thể, truyền tín hiệu chỉ đạo từ não bộ, bôi trơn cho các khớp để đảm bảo sự di chuyển bình thường. Nhưng lý do mà người ta vẫn hay khuyên bạn uống nhiều nước không chỉ vì những nhiệm vụ quan trọng của nó, mà còn vì cơ thể ta liên tục mất nước trong quá trình vận hành qua mồ hôi, phân và tiểu, và cả thở nữa. Như vậy có thể thấy tầm quan trọng của việc cấp nước cho cơ thể, và quan trọng hơn là cấp nước đúng cách để nó thực hiện tối đa những nhiệm vụ của mình phục vụ cơ thể.

Có rất nhiều trường hợp ta uống nhiều nước, nhưng chỉ trong thời gian rất ngắn sau đó lại đi tiểu với lượng gần như tương đương lượng đưa vào, đặc biệt là nước tiểu trong thì có nghĩa, lượng nước được đưa vào hầu như không được hấp thụ là bao, đi thẳng qua đường dạ dày ra ngoài. Trong trường hợp này, cơ thể bạn vẫn sẽ thiếu nước. Các dấu hiệu cơ thể thiếu nước có thể bao gồm cảm giác khô môi, da, tóc và mắt; da dễ ửng đỏ và rát khi tiếp xúc với nhiệt; da dầu, lỗ chân lông bị tắc, gây mụn; nước tiểu sau khi thức dậy có màu vàng đậm; đại tiện không đều đặn mỗi ngày; ít mồ hôi.

Một số cách bạn có thể áp dụng hàng ngày để uống nước có hiệu quả hơn:

– Uống nước ấm thay vì nước đá hay nước lạnh vì nước lạnh làm đông lại các enzyme và các chất lỏng trong đường tiêu hoá, khiến cho việc tiêu hoá thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng gặp khó khăn. Bênh cạnh đó nước lạnh làm mạc máu co lại, khiến các chất cặn, độc trong máu tích tụ lại và tắc trong mạch máu. Điều này cản trở quá trình thanh lọc cơ thể, đồng thời cản trở việc đưa máu đi nuôi các cơ quan. Ngược lại, nước ấm giúp thúc đẩy quá trình lọc máu và hỗ trợ phân giải các enzyme và dưỡng chất cho việc tiêu hoá. Các bậc thầy yoga Ấn Độ khuyên con người tiêu thụ nước ở trong khoảng 4 độ C hơn/kém nhiệt độ cơ thể, khoảng từ 32 đến 40 độ C.

– Đặt ra một định mức nước uống cho cơ thể, phổ biến là từ 1,5 đến 2 lít mỗi ngày, con số này dao động phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể, môi trường và cường độ vận động. Cố gắng điều chỉnh màu nước tiểu sao cho có màu vàng nhạt là tốt nhất, do màu nước tiểu chuyển đậm có nghĩa cơ thể không đủ nước để thanh lọc, còn màu nhạt có nghĩa nước chưa được hấp thụ tối đa đã bị thải ra ngoài. Cần lưu ý là uống nước thường xuyên, nhiều lần trong ngày với lượng nhỏ mỗi lần uống hiệu quả hơn nhiều uống quá nhiều nước một lúc. Điều này cho phép nước có thời gian để từ từ đến các cơ quan mà không ngay lập tức đặt ra nhiệm vụ tiêu hoá cho dạ dày để bị đẩy ra ngoài.

– Đừng chờ đến khi cảm thấy khát thì mới uống nước, vì khi bạn thấy khát là cơ thể đã gặp khó khăn vì thiếu nước nên mới báo tín hiệu đến não. Chú ý cấp nước thường xuyên cho cơ thể, bạn còn có thể sử dụng ứng dụng điện thoại nhắc uống nước và kiểm soá lượng tiêu thụ nước của cơ thể. Đồng thời nguồn cấp nước nước cho cơ thể nên là nước lọc, nước từ những thực phẩm tự nhiên bạn ăn hàng ngày, nếu bạn vận động nhiều, cơ thể mất điện giải thì nên uống nước điện giải hoặc nước dừa. Cà phê, nước ngọt, rượu bia không thể đùng để thay thế nước, thậm chí còn khiến cơ thể mất nước.

– Bữa ăn là một thời điểm cần lưu ý về việc uống nước. Uống quá nhiều nước ngay trước, trong, hoặc ngay sau bữa ăn thực chất có hại cho cơ thể, do nó làm cản trở việc hoạt động của acid dạ dày để tiêu hoá thức ăn. Tốt nhất là nên uống nước cách bữa ăn 30 phút, và uống từ từ, từng ngụm nhỏ, tránh uống lượng lớn và nhanh.

– Thời điểm quan trọng cần uống nước là:

Khi vừa ngủ dậy, lý tưởng là trước khi ăn 30 phút, do sau giấc ngủ dài, cơ thể đã sử dụng nhiều nước để thanh lọc, điều hoà và chữa lành. Một ly nước trước bữa sáng 30 phút còn có tác dụng làm sạch đường ruột, hỗ trợ hấp thụ chất dinh dưỡng.

Trước khi ngủ 30 phút, do cơ máu trong cơ thể có một chu trình đặc lại và loãng ra mỗi ngày, và buổi đêm là khi máu đặc lại nhất. Một lượng nước vừa phải trước khi ngủ giúp máu bớt đặc, tránh hình thành cục máu đông, điều này đặc biệt hữu ích cho người bị bệnh tim, dễ bị đột quỵ. Tuy nhiên lưu ý không uống quá nhiều nước trước khi ngủ, làm gián đoạn giấc ngủ và khiến cơ thể phải hoạt động quá tải vào ban đêm.

Sau khi vận động mạnh, cơ thể mất nhiều nước nên cần được bù lại lượng nước đã mất. Tuy nhiên uống bù nước thì cũng cần lưu ý uống từ từ, nước không nên quá lạnh.

Khi bạn bị ốm, uống nước cũng là cách để đưa vi khuẩn ra ngoài, thay vì để chúng tích tụ trong cơ thể, sinh sản và khiến tình trạng tệ hơn.

Pocket