Type to search

Trang phục độc đáo của bộ phim truyền hình lịch sử Bridgerton

Chia sẻ

Nhà thiết kế trang phục Ellen Mirojnick đã tiết lộ phong cách thời trang thời Nhiếp chính cho loạt phim Netflix trong bối cảnh xung đột giữa hai gia tộc: một nhà giàu mới nổi và một gia đình quý tộc lâu đời.

Tươi tắn và đầy ắp những trang phục lộng lẫy, bối cảnh hoành tráng và dàn diễn viên hấp dẫn, loạt phim “Bridgerton” chiếu trên Netflix không hẳn là bộ phim truyền hình điển hình mà bạn từng xem.

Trang phục trong phim Bridgerton

Tác phẩm mới nhất của Shondaland tại Netflix dựa trên tiểu thuyết lãng mạn bán chạy nhất của tác giả Julia Quinn. Lấy bối cảnh trong thời kỳ Nhiếp chính đầu thế kỷ 19 của nước Anh, bộ phim dài 8 tập kể về câu chuyện của hai gia đình tương phản trong xã hội thượng lưu của London, Bridgertons, nhà quý tộc và Featheringtons, gia thế giàu có mới nổi, khi con gái của họ bước vào tuổi gả chồng, tham gia vào “trận chiến tàn bạo” của phong tục hôn nhân phong kiến.

Nhà sản xuất Chris Van Dusen đã tìm đến nhà thiết kế trang phục Ellen Mirojnick với mong muốn tạo ra trang phục thời kỳ này nhưng nhất thiết phải có những nét sáng tạo độc đáo.

Simon Basset nhân vật lãng tử và phiêu du thể hiện qua các mix đồ quý ông không quá truyền thống

Nhà thiết kế từng đoạt giải Emmy (phim Bậc thầy của những giấc mơ – 2017) cho biết: “Ý tưởng thiết kế của chúng tôi hoàn toàn ngược lại với phong cách cổ điển
được miêu tả trong tiểu thuyết lãng mạn của nhà văn Jane Austen”, cô cũng giám sát toàn bộ số lượng trang phục khổng lồ gồm tới hơn 7000 món, nhiều đến mức mà kho chứa trang phục đã phải được mua bảo hiểm đặc biệt.

Polly Walker vai quý bà Portia Featherington người giàu mới nổi với gu thẩm mỹ tương tự qua chiếc váy màu sặc so

Mirojnick bắt đầu thiết kế qua thay đổi chút ít dáng váy Empire, biến nó ôm nhẹ hơn và qua đó tôn dáng vòng một. Một bảng tông màu dựa trên tinh thần thanh bình, mềm mại và ngọt ngào cũng đã được thiết lập riêng cho gia đình Bridgerton, nhất là nhân vật cô con gái Daphne do nữ diễn viên Phoebe Dynevor thủ vai. Trong khi đó, tạo sự đối lập cả qua trang phục thì gia đình nhà giàu mới nổi Featheringtons mặc những bộ váy màu xanh lá đậm, vàng và cam cùng những hoa văn táo bạo hơn. Đặc biệt hơn, không thể thiêú thiết kế áo corset ôm eo, được tạo ra bởi ông Pearl huyền thoại, người đã từng thiết kế cho Thierry Mugler và Jean Paul Gaultier và tạo ra chiếc áo ôm sát cho Kim Kardashian West tại Met Gala 2019.

Thiết kế mũ buộc nơ thường được miêu tả trong các tiểu thuyết của nữ văn sỹ Jane Austen

Một điểm khác biệt lớn nữa là việc cố tình bỏ qua một phụ kiện thiết yếu và cho là đã lạc hậu: “Bạn sẽ nhận thấy” Van Dusen nói, “Bridgerton là một thế giới không có mũ buộc nơ.”

Váy Empire là gì?

Váy Empire là kiểu váy có nguồn gốc xuất phát từ Hy Lạp với thiết kế eo váy được đẩy cao đến dưới chân ngực cách một khoảng vừa đủ tuỳ từng thời kỳ thiết kế, đi kèm phần váy dưới suôn dài tới tận chân.

Phoebe Dynevor trong vai Daphne Bridgerton mặc váy dạ hội trẻ trung thanh nhã dựa trên bản vẽ tương tự

Thời kỳ đầu thì những chiếc váy Empire này có vùng eo sẽ được nâng cao tới sát chân ngực, nhưng ngày nay cùng với sự biến tấu trong thiết kế và chất liệu nên kiểu dáng trang phục Empire đã hài hoà hơn rất nhiều. Eo váy không còn nâng cao sát chân ngực như trước nữa mà luôn dưới chân ngực vài centimet để cho nó có cảm giác tự nhiên không giống những trang phục dành riêng cho các bà bầu.

Pocket
Tags:

You Might also Like