Type to search

Chia sẻ

Không có nhiều mẫu thiết kế thời trang phải trải qua nhiều thử thách của thời gian như bộ veston Chanel. Bộ veston bằng vải tweed gồm hai mảnh mang tính biểu tượng này ban đầu được sinh ra cho thương hiệu bởi nhà thiết kế người Pháp Gabrielle “Coco” Chanel vào những năm 1920. Và sau đó được Karl Lagerfeld duy trì cho đến khi ông qua đời vào năm 2019. Ít ai ngờ rằng, bộ veston này sẽ không chỉ trở thành một biểu tượng của thời trang mà còn là biểu tượng đại diện của người phụ nữ được giải phóng. 

Được mặc bởi các nhân vật thời trang nổi tiếng như Jackie Kennedy, Công nương Diana, Brigitte Bardot và Barbara Walters, bộ đồ CHANEL đã trở thành đại diện cho sự sành điệu và là một thiết kế tiêu biểu đầy sức trường tồn cho thương hiệu Pháp lâu đời.

NTK Gabriell Chanel tự làm mẫu một trong những thiết kế của bộ veston đầu tiên của thương hiệu vào năm 1929 / Ảnh: SASHA / GETTY IMAGES

Năm 1925, Gabrielle Chanel giới thiệu ý tưởng ban đầu cho bộ đồ tại một buổi trình diễn nhỏ trong tiệm của cô trên đường Rue de Cambon ở Paris. Được biết đến với việc pha trộn những ý tưởng truyền thống giữa nam tính và nữ tính, Gabrielle Chanel đã lấy cảm hứng từ trang phục thể thao và quần áo nam mà bạn trai khi đó của cô, Công tước Westminster, thường mặc. Bản thân “Coco” thậm chí còn được cho là mặc quần áo của người yêu vì bà tin rằng trang phục nam giới thoải mái hơn thời trang của phụ nữ thời trước chiến tranh.

Diễn viên Ina Claire làm mẫu cho bộ veston của Chanel vào năm 1924 / Ảnh: EDWARD STEICHEN / GETTY IMAGES

Gabrielle Chanel mong muốn tìm ra cách giải phóng phụ nữ khỏi những chiếc áo nịt ngực gò bó và váy dài phổ biến trong thời kỳ Belle Époch (được định nghĩa là giai đoạn từ năm 1871 cho đến Chiến tranh thế giới I năm 1914.) Cô muốn phụ nữ toát lên vẻ thanh lịch đồng thời trang phục phải giúp phụ nữ thoải mái, tự do trong cử động và di chuyển hàng ngày. Năm 1947, nhà mốt mới lúc đó mang tên Christian Dior đã giới thiệu mẫu thiết kế mang tên “New Look ” nổi tiếng với thế giới thời trang với phần eo và váy ôm sát tôn lên vẻ nữ tính gần như tuyệt đối đồng thời là thông điệp nhằm hồi âm lại tinh thần cấp tiến của Chanel dành cho phụ nữ. Đáp lại, Gabrielle Chanel được trích dẫn rằng, “Dior không mặc quần áo cho phụ nữ, mà anh ấy bọc họ lại.”

Lấy cảm hứng từ trang phục thể thao, loại vải tweed mang tính biểu tượng được sử dụng trong quá trình chế tác các bộ quần áo của CHANEL ban đầu không được coi là một loại vải dệt quyến rũ và bắt mắt. Tweed chủ yếu được sản xuất tại các nhà máy dệt của Scotland, nơi Gabrielle Chanel đã khám phá ra sự đa dạng thực sự của loại vải này. Niềm đam mê của Coco trong việc nữ tính hóa vải tweed bằng cách sử dụng màu sắc, chất liệu và kết cấu mới cho loại vải này đã gây bão thế giới thời trang, truyền cảm hứng cho các nhà may mặc khác của nước Pháp sử dụng cách thiết kế của cô. Chiếc váy mỏng và áo khoác không cổ được mệnh danh là “đồng phục của CHANEL” đã được biết đến rộng rãi với sự trợ giúp của báo chí, đặc biệt là hình ảnh tạp chí của nữ diễn viên Ina Claire mặc bộ đồ CHANEL in năm 1924.

Khám phá cách Gabrielle Chanel tạo ra chiếc áo khoác CHANEL mang tính biểu tượng. Đặc trưng bởi cả nét nam tính và nữ tính, bộ veston tối giản nhưng thanh lịch là sự sáng tạo mang tính biểu tượng đã xây dựng nên huyền thoại của cô và tạo nên thương hiệu CHANEL.

Trong khi bộ đồ đậm tính di sản của CHANEL đáp ứng các nguyên tắc của làn sóng nữ quyền lần thứ nhất vào đầu thế kỷ 20, Yves Saint Laurent sinh ra ở Algeria đã bước lên sân khấu thời trang vào năm 1966 với việc tạo ra bộ tuxedo “Le Smoking”, một phong cách vốn có của thương hiệu còn tồn tại đến ngày hôm nay. Chiếc áo khoác phù hợp với những ý tưởng về giải phóng tình dục cho phong trào làn sóng nữ quyền lần thứ hai trong những năm 60’. Một số cơ sở công cộng thậm chí còn cho phép phụ nữ mặc quần dài tại đó, coi việc này tương tự như việc mặc đồ tắm đi ăn tối cũng có thể chấp nhận được. Saint Laurent tiếp thu ý tưởng về hình tượng người phụ nữ thanh mảnh và cứng cáp như những chàng trai trẻ, điều mà Gabrielle Chanel ban đầu đưa vào các tác phẩm của mình, nhưng kết hợp nó với ý tưởng tiên tiến về tình dục khá khiêu khích dành cho phụ nữ vốn không có trong tầm nhìn của CHANEL.

Đệ nhất phu nhân Jacqueline Kennedy và cố tổng thống John F. Kennedy vào ngày 22/11/1963. Ảnh: Art Rickerby/ GETTY IMAGES

Bộ đồ CHANEL ngay sau đó đã thu hút sự chú ý của một số phụ nữ có ảnh hưởng nhất mọi thời đại. Một trong những người hâm mộ thiết kế này đáng chú ý nhất là Đệ nhất phu nhân Jackie Kennedy, đã mặc một bộ đồ CHANEL màu hồng vào ngày chồng bà làTổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy (người đã bị ám sát ở Texas vào năm 1963). Bộ đồ màu hồng như quả dâu tây là thiết kế của Bộ sưu tập CHANEL Haute Couture Thu/Đông 1961 và được hoàn thiện với chiếc mũ hộp theo phong cách thời trang Jackie O điển hình. Một chủ đề được tranh luận nhiều nhất là tính xác thực của bộ đồ, vì nhiều người cho rằng bộ đồ ban đầu được sản xuất bởi Chez Ninon vào năm 1961. Sau đó, người ta tiết lộ rằng bộ đồ này là một phần của hệ thống “hàng hiệu” thuộc CHANEL, với việc CHANEL cung cấp nguyên liệu cho Ninon. Phương pháp này nhằm mục đích giúp người mặc tỏ ra yêu nước hơn bằng cách may quần áo trên đất Mỹ chứ không phải ở Pháp. Bộ đồ đặc biệt mà cựu Đệ nhất phu nhân mặc này nhanh chóng ăn sâu vào lịch sử Hoa Kỳ, vì sự kiện tổng thống Kennedy qua đời được truyền hình mạnh mẽ dẫn đến sự công nhận trên toàn đất nước đối với bộ đồ này. Vào năm 2003, chín năm sau khi Jackie Kennedy qua đời, Caroline Kennedy (con gái của Jackie Kennedy) đã tặng bộ đồ này cho chính phủ Mỹ, nơi nó hiện đang được lưu trữ tại Cục Lưu trữ Quốc gia. Nó đã không được trưng bày cho đến năm 2013 để tránh gây giật gân cho hành động ám sát khủng khiếp trước kia.

Một bản sao chính thức cho bộ đồ sau đó đã được tạo ra vào năm 2016 cho vai diễn Kennedy của Natalie Portman trong phim “Jackie”. Được tái tạo bởi nhà thiết kế trang phục Madeline Fontaine, nhóm thiết kế của CHANEL đã hỗ trợ việc tái tạo bộ đồ bằng cách cung cấp một số chất liệu, bao gồm cả nút và dây chuyền mắt xích, đồng thời cho phép đoàn làm phim ghi nhận sự tham gia của nhãn hiệu trong phim.

NTK Karl Lagerfeld đang vẽ hoàn thiện một mẫu thiết kế cho BST đầu tiên của mình cho Chanel vào năm 1984. Ảnh: JOHN VAN HASSELT / CORBIS Historical / GETTY IMAGES

Sau khi Gabrielle Chanel qua đời vào năm 1971, một số trợ lý đã chỉ đạo dòng thời trang cao cấp và quần áo may sẵn của nhà thiết kế cho đến khi Karl Lagerfeld, một thiên tài thiết kế sinh ra ở Đức được bổ nhiệm làm giám đốc sáng tạo vào năm 1983, trong khi vẫn tiếp tục công việc trước đây của mình tại Fendi. Ngài Karl đã đảm nhận vai trò này vì tôn trọng truyền thống của nhà mốt Pháp, giữ lại một số chi tiết và phương pháp vốn tạo nên bản sắc của thương hiệu. Tầm nhìn của ông phù hợp với mong muốn ban đầu của người sáng lập là thúc đẩy thương hiệu hướng tới thời trang tiên phong. Lagerfeld mong muốn đưa CHANEL thoát khỏi những bộ quần áo hình hộp màu pastel của những năm 50’ và giúp thương hiệu tiến vào thập niên 80’ với những nét thẩm mỹ tuyệt vời.

Cindy Crawford / Ảnh: Gamma-Rapho GETTY IMAGES

Lagerfeld dần dần bắt đầu thực hiện những thay đổi nhỏ đối với sản phẩm mang tính vượt thời gian này, đồng thời ghi nhớ thế mạnh ý tưởng thiết kế ban đầu của Gabrielle Chanel. Do giá thành cao, Lagerfeld hiểu được sức hấp dẫn đối với phong cách mặc veston và mong muốn làm trẻ hóa biểu tượng này. Ông đã tạo ra những bộ đồ từ denim, vải tweed theo phong cách punk, len dệt màu neon nổi bật và thậm chí là cảm hứng về trượt tuyết trên rặng núi Alpine của CHANEL. Ông đã từ từ thay đổi thiết kế bộ veston vải tweed từng chút một, lưu ý vào thời điểm đó rằng, “Ngay cả khi cô ấy chưa bao giờ làm theo cách này, thì nó rất CHANEL, phải không?” Lagerfeld là một nhà sáng tạo, ông đã thu hút sự chú ý của các siêu mẫu thập niên 90’ bao gồm Claudia Schiffer, Christy Turlington, Vanessa Paradis và Linda Evangelista cho các chiến dịch và chương trình thời trang, thách thức quá khứ vốn bảo thủ hơn của CHANEL trước kia.

Công nương Diana trong một bộ veston của CHANEL

Trong những năm gần đây, CHANEL vẫn truyền cảm hứng của các nhà thiết kế thời trang đương đại. Nổi tiếng với những thiết kế sang trọng, lịch lãm, Jeremy Scott đã trình bày buổi trình diễn đầu tay với tư cách là giám đốc sáng tạo của Moschino cho mùa Thu/Đông 2014, bộ sưu tập này đã lấy khá nhiều cảm hứng từ thương hiệu mang tính biểu tượng của Pháp, CHANEL. Buổi trình diễn đề cập đến một sự lai tạo giữa những mẫu dường như là những bộ quần áo CHANEL thời Lagerfeld, được lai tạo với McDonalds. Bộ sưu tập châm biếm khiến thế giới thời trang náo động với những bộ vest hầu như không thể phân biệt được với các thiết kế cổ điển của CHANEL (tất nhiên là bên cạnh logo Moschino), đặt ra câu hỏi về nguồn cảm hứng so với việc bắt chước các thương hiệu di sản.

Inès de la Fressange trong ảnh quảng cáo cho CHANEL thập niên 80 ‘

CHANEL dưới thời đại Lagerfeld, các chiến dịch quảng cáo phần nhiều trong số đó là do chính Ngài Karl chụp ảnh, đã duy trì bản sắc của thương hiệu về người phụ nữ sang trọng, quyền lực trong khi giới thiệu khía cạnh trẻ trung, quyến rũ hơn cho thương hiệu. Lagerfeld được cho là người đã quảng bá thương hiệu đậm chất logo của CHANEL mà gần đây đã trở nên nổi tiếng. Việc ông sử dụng hoạ tiết “CC” lồng vào nhau mang tính biểu tượng trên các mặt hàng từ khóa túi xách đến quần áo đã dẫn đến sự công nhận trên toàn thế giới về mẫu logo này. Ngay sau đó, CHANEL đã trở thành một thương hiệu riêng bằng cách duy trì lượng khách hàng trung thành của họ, cũng như tiếp cận với các thế hệ phụ nữ trẻ mới.

BST Xuân Hè 2022 của CHANEL

Ngày nay, những bộ veston CHANEL vẫn là biểu tượng của nhà mốt lịch sử và được đổi thay theo những cách mới của mỗi mùa thời trang. Nét cổ điển vàng son được nhớ đến như một sự kết hợp của sự thoải mái, sang trọng và thanh lịch, duy trì các đặc điểm thiết kế giống như Coco đã giới thiệu hơn 90 năm trước. Với việc Lagerfeld thay đổi phong cách và đối tượng khách hàng của tác phẩm thiết kế này, bộ đồ đã giữ được vai trò như một biểu tượng thực sự trong lịch sử của thời trang.

Pocket
Tags:

You Might also Like