Type to search

Phong cách sống Tâm lý

06 thói quen đơn giản giúp cải thiện sức khỏe cảm xúc

Chia sẻ

Cuộc sống của con người vốn là một mớ hỗn độn và phức tạp! Ở đó, có vô vàn sự kiện có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc của chúng ta, khiến chúng ta cảm thấy chán nản, căng thẳng và buồn khổ. Rồi một ngày, khi những cảm xúc tiêu cực này tích tụ đủ lâu, chúng sẽ dẫn đến những hệ lụy về sức khỏe thể chất.

Sức khỏe cảm xúc, do đó, có vai trò thiết yếu trong việc con người tồn tại trong xã hội phức tạp này và quyết định chất lượng cuộc sống của chúng ta. Về cơ bản, không có một định nghĩa cụ thể cho khái niệm sức khỏe cảm xúc bởi nó vốn mang tính chủ quan và khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản, sức khỏe cảm xúc gồm các yếu tố liên quan đến hành vi, suy nghĩ, cảm xúc và cách chúng ta có thể kiểm soát tốt nhất những điều này.

Lựa chọn gương mặt nào, cảm xúc nào hoàn toàn phụ thuộc vào chính bạn.

Theo Dan Eisenberg, nhà tâm lý học thể thao tại OffshoreSportsbooks.com, gần 18% người Mỹ gặp vấn đề về sức khỏe cảm xúc. Sức khỏe cảm xúc, khi không được kiểm soát, biểu hiện trong cơ thể vật lý dưới dạng căng cơ, mệt mỏi và không thoải mái. Khi chúng ta đối mặt với căng thẳng, buồn bã hoặc tức giận, tập làm quen với những thói quen đơn giản sẽ giúp chúng ta đối phó với những cảm xúc này, giúp chúng ta cảm thấy mạnh mẽ, tự tin và hạnh phúc hơn.

Chỉ cần bạn có thể nói ra

Đã bao giờ bạn đứng trước biển, hét thật to và cảm thấy thật thoải mái chưa? Một trong những cách nhanh nhất để giải phóng cảm xúc bị dồn nén là hãy nói ra, cho dù đó là với bạn bè, người trong gia đình hay một người bất kỳ nào đó (như chuyên gia tâm lý chẳng hạn). Trên thực tế, khắc phục vấn đề không nhất thiết là mục tiêu của các cuộc nói chuyện này. Thay vào đó, điều bạn cần là một người biết lắng nghe, để bạn có thể diễn ta những cảm xúc của mình một cách chân thực nhất. Đó là một khởi đầu tốt để những cảm xúc tiêu cực không dồn nén quá lâu trong cơ thể.

Viết nhật ký

Nếu trò chuyện cùng ai đó khiến bạn cảm thấy không thoải mái, vậy thử viết những suy nghĩ và cảm xúc của bạn ra như một cuốn nhật ký thì sao nhỉ? Đó là một thói quen lành mạnh khác giúp bạn tìm ra lối thoát cho suy nghĩ và cảm xúc của mình.

Thiền định

Thiền từ lâu đã được chứng minh là giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi. Trong một nghiên cứu vào năm 2016, 76% số người được hỏi nói rằng thiền giúp ích rất nhiều cho sức khỏe của họ, 60% khẳng định rằng thiền giúp tăng năng lượng trong khi 50% nói rằng trí nhớ và sự tập trung của họ được cải thiện đáng kể.

Do đó, mỗi khi gặp chuyện căng thẳng hay chán nản, hãy thử ngồi xuống, quan sát những cảm xúc, suy nghĩ xuất hiện và sau đó tìm cách thoát ra khỏi nó. Thói quen này giúp bạn tránh xa sự hỗn loạn trong cảm xúc, giúp cuộc sống trở nên đơn giản hơn và giúp bạn tìm về chính mình.

Tìm về với thiên nhiên

Cuộc sống hiện đại khiến con người dành quá nhiều thời gian trong nhà, khiến chúng ta quên mất rằng thiên nhiên vốn có tác động rất lớn với cơ thể, tâm trí và tâm hồn của chúng ta. Dù bạn có thói quen đi dạo vào giờ nghỉ trưa hay chỉ là một vài phút tận hưởng không khí trong lành trên ghế đá trong công viên gần đó, những thói quen đơn giản này, cũng có thể refresh lại tâm hồn, giúp cải thiện sức khỏe cảm xúc của bạn.

Ngủ đủ giấc

Đảm bảo rằng bạn ngủ đủ 7-8 giờ vào ban đêm là điều tối quan trọng với sức khỏe thể chất, cảm xúc và tinh thần của bạn. Do đó, hãy chú ý nhiều hơn đến giấc ngủ của mình. Chẳng hạn: Điều gì khiến bạn thức suốt đêm? Đâu là lý do khiến bạn nửa đêm tỉnh dậy? Ngoài ra, hãy nhớ cất điện thoại và máy tính bảng trước khi đi ngủ để cơ thể có đủ thời gian cần thiết để chuẩn bị vào giấc ngủ.

Thiết lập mức độ ưu tiên hàng ngày

Khi quá mải mê với công việc, chúng ta có xu hướng chìm sâu vào căng thẳng. Điều này có thể ảnh hưởng đến chế độ ăn uống và tập luyện, khiến chúng ta thiếu động lực và năng lượng. Tất cả những điều này giống như một vòng lặp của cảm xúc. Do đó, để giữ cho vòng lặp tinh thần này không vượt khỏi tầm kiểm soát, thiết lập các ưu tiên hàng ngày chính là chìa khóa. Điều này có thể có nghĩa là viết ra một danh sách các việc cần hoàn thành trong ngày, và sau đó phân chia việc cần ưu tiên hoàn thành trước.

Pocket
Tags:

You Might also Like