Type to search

Chia sẻ

Ngoài vẻ đẹp và sự tiện dụng, thời trang còn là vị “đại sứ” của những thông điệp chính trị quan trọng.

Những gì chúng ta chọn để khoác lên người không chỉ thể hiện gu thẩm mỹ hay phong cách. Nếu bạn là phụ nữ và thích mặc quần siêu ngắn tức là bạn đang mang trên người một trong những phương tiện đấu tranh đòi quyền bình đẳng của nữ giới. Nếu bạn chọn mặc áo phông, quần jean, bạn đang tôn vinh ảnh hưởng toàn cầu lên thời trang của nước Mỹ. Nếu bạn chọn diện những bộ cánh đầy khiêu khích, bạn đang đơn giản là khuấy động một cuộc tranh luận nảy lửa giữa “những chuẩn mực đạo đức bị đánh mất” và “những giá trị thời hiện đại”.

Hãy nhớ rằng quần áo không chỉ đơn thuần là trang phục che thân. Nó còn là một tuyên ngôn chính trị.

Bikini

Khi Louis Reard, một kỹ sư đúng nghĩa, bắt đầu tiếp quản công việc kinh doanh thời trang đồ lót từ mẹ mình, ông đã tạo ra một trang phục đi biển cực kỳ mát mẻ gọi là “bikini”. Thiết kế này khởi nguồn từ việc Reard đã quan sát thấy phái đẹp thường xắn quần áo lên để làn da có cơ hội được trở nên rám nắng trên những bãi biển của Pháp. Vậy tại sao không làm việc này một cách dễ dàng hơn bằng cách vứt bỏ bớt diện tích vải vóc che phủ cơ thể?

Bikini đã khơi mào cho một cuộc tranh cãi dữ dội về việc liệu nó có giúp giải phóng cơ thể phụ nữ hay chỉ đơn giản là biến họ trở thành “mật ngọt” khiêu khích cánh đàn ông? Ảnh: NTK

Bikini đã khơi mào cho một cuộc tranh cãi dữ dội về việc liệu nó có giúp giải phóng cơ thể phụ nữ hay chỉ đơn giản là biến họ trở thành “mật ngọt” khiêu khích cánh đàn ông? Nếu bạn biết rõ lịch sử đầy gai góc của chiếc bikini ngọt ngào, bạn sẽ hiểu quần áo không đơn thuần là trang phục che thân – chúng là phương tiện gửi gắm các giá trị xã hội của chính chúng ta.

Miniskirt

Khi Coco Chanel trình làng kiểu váy ngắn màu đen xinh xắn chưa từng thấy, nó đã được thiết kế với những ý tưởng nổi loạn: bỏ qua loại áo nịt ngực bó sát (corset) làm biến dạng cơ thể nữ giới chỉ để thỏa mãn khao khát của phe mày râu – kiểu váy này thoải mái hơn nhiều, tiện dụng hơn nhiều và phù hợp hơn nhiều với vai trò ngày càng thay đổi của phụ nữ trong xã hội đầu thế kỷ 20.

Ảnh: Thiết kế miniskirt của Mary Quant

Khi Mary Quant thiết kế chiếc váy siêu ngắn (miniskirt) hồi những năm 60, nó đã gây nên mối bất hòa sâu sắc giữa các cô con gái dậy thì với các bà mẹ ngoan đạo. Chiếc váy nhanh chóng trở thành biểu tượng cho sự giải phóng vẻ đẹp bừng nở của người thiếu nữ.

Punk rock & Thời trang

Khi punk rock – loại nhạc rock mạnh mẽ, dữ dội phổ biến vào cuối những năm 70 – xuất hiện như một phần văn hóa đường phố của giới trẻ, nó đã hiên ngang thách thức lại mọi đại diện của văn hóa chính thống (bao gồm dòng nhạc rock trữ tình vốn gắn với trang phục lộng lẫy, những màn trình diễn xa hoa trên sân khấu và các bài hát ca từ phức tạp). Trong nỗ lực để phá hủy những thứ được sắp xếp, tổ chức một cách quy củ, giới trẻ nghiền punk rock để tóc theo kiểu Mohawk (cạo sạch hai bên, chỉ giữ lại đường tóc ở giữa đầu); xỏ khuyên tai ở các bộ phận khác trên cơ thể – khuyên mũi, lưỡi và môi phổ biến nhất – và viết những ca khúc thể hiện sự giận dữ của mình.

Những thiết kế của Vivivenne Westwood đã thấu hiểu tiếng lòng của thế hệ “X” và đưa dòng nhạc punk rock đến với đám đông công chúng.

Những thiết kế của Vivivenne Westwood đã thấu hiểu tiếng lòng của thế hệ “X” và đưa dòng nhạc punk rock đến với đám đông công chúng. Những người trẻ của thập niên 70, 80 bắt đầu được nhìn nhận và đồng cảm hơn. Quần áo không đơn thuần là trang phục che thân – chúng là phương tiện biểu cảm của cả một thế hệ.

New Looks

Khi Christian Dior làm hồi sinh các cô người mẫu với thân hình đồng hồ cát vốn rất thịnh hành trước chiến tranh bằng sưu tập New Look, ý tưởng này của ông vừa được ca ngợi vừa bị vùi dập dữ dội. Người ta ca ngợi vì nó giống như một sự trở lại đầy cảm xúc hoài cổ với những thứ được coi là nữ tính, chính chuyên; mặt khác lại bị phê phán vì chẳng khác nào ép phụ nữ về thời váy áo chẽn bó chặt cơ thể.

Người ta ca ngợi New Look vì nó giống như một sự trở lại đầy cảm xúc hoài cổ với những thứ được coi là nữ tính, chính chuyên.

Cuối cùng, Dior đã bỏ trang phục corset đi nhưng vẫn giữ lại ý tưởng về kiểu “mình dây” và điều này đã giúp đem lại cho ông vô số fan hâm mộ.

Vest độn vai

Khi Cristobal Balenciaga tạo ra một thay đổi nhỏ trong thiết kế váy của mình, khiến cho chúng trở nên rộng rãi hơn, ông đã đáp ứng lại quan điểm của nhiều phụ nữ về chính bản thân họ – về việc quần áo cũng cần phải đủ thoải mái để “thích nghi” với cơ thể nữ giới khi mà phái đẹp đang ngày càng lấn sân sang nhiều ngành nghề của đàn ông.

Quần áo không đơn thuần là trang phục che thân – chúng có thể được sử dụng như thứ vũ khí của quyền uy. Ảnh: Yves Saint Laurent

Khi các nhà thiết kế của thập niên 80 sáng tạo ra loại áo vest bó sát với phần độn vai được làm phồng lên, họ không chỉ đơn thuần là sáng tạo ra một kiểu trang phục mới mà đó là phản hồi của nữ giới khi họ phải đảm đương chức vụ của đàn ông trong các ban lãnh đạo tập đoàn. Phần độn vai nổi bật, giống như các tiền vệ môn bóng bầu dục Mỹ, giúp phái nữ thể hiện sự mạnh mẽ, cương quyết của mình trên bàn họp, trong khi vùng eo nhỏ nhắn nhắc nhở các đồng nghiệp nam rằng phụ nữ đang có mặt ở đây. Quần áo không đơn thuần là trang phục che thân – chúng có thể được sử dụng như thứ vũ khí của quyền uy.

Cone Bra

Khi Jean Pau Gaultier hợp tác với ca sĩ siêu sao Madonna vào cuối thập niên 80, ông đã đem đến cho cô một trang phục đã trở thành biểu tượng – áo nịt ngực với phần chóp nhô cao (cone bra). Đây cũng là một trong những thiết kế đầu tiên cùng loại được sáng tạo nhằm gửi gắm một tuyên ngôn. Gaultier vốn nổi tiếng là một chuyên gia gây sốc, trong khi Madonna lại có bất đồng sâu sắc với các nhà phê bình bảo thủ. Vậy nên, chiếc áo ngực ra đời giống như là phiên bản đời thực của “ngón tay thối” mà Madonna dành cho những ai chỉ trích mình.

Khi Jean Pau Gaultier hợp tác với ca sĩ siêu sao Madonna vào cuối thập niên 80, ông đã đem đến cho cô một trang phục đã trở thành biểu tượng – áo nịt ngực với phần chóp nhô cao (cone bra).

Nhiều thập kỷ sau đó, Lady Gaga thậm chí còn lựa chọn việc trở thành một kẻ tiên phong táo tợn trong phong cách thời trang hàng ngày. Váy làm từ thịt bò sống. Những đôi giày quái chiêu. Những thiết kế kỳ dị, phi logic phi thẩm mỹ…Nhưng tất cả đều là hình ảnh phản chiếu của xã hội ngày nay: một xã hội mà khả năng tập trung chú ý của con người chỉ được tính bằng giây. Ngay cả những kẻ tài năng nhất cũng có thể dễ dàng chìm nghỉm trước sự cạnh tranh khốc liệt từ bất cứ một người bình thường nào khác – những người có thể được biết tới nhanh chóng nhờ rất nhiều kênh truyền thông dân chủ thời hiện đại. Quần áo không chỉ đơn thuần là trang phục che thân – chúng có thể được sử dụng để tạo ra những cuộc tranh cãi, gây sóng gió dư luận.

Và chúng ta chỉ có thể gói gọn những điều đó bằng một câu quen thuộc: sức mạnh bất tận của thời trang.

Pocket
Tags:

You Might also Like