Type to search

Thời trang Xu hướng

CHÂU Á LÊN NGÔI!

Chia sẻ

Hành trình tìm về phương Đông của Lục Địa Già chưa bao giờ dừng lại. Châu Á một lần nữa lên ngôi – bất chấp những khó khăn đang diễn ra trên toàn thế giới.

Sự kiện Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều tại Hà Nội cũng cho thấy vị thế nhất định của Việt Nam trên trường quốc tế. Trong khi đó, việc hai nhà thiết kế Việt Nam được xướng danh trong tuần lễ thời trang NYFW trong thời gian gần đây là báo hiệu cho thấy châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng có những vị trí nhất định và quan trọng trong những lĩnh vực như thời trang. Nhưng lần này không phải trong vai trò của những người tiêu dùng thông thường mà trong vai trò của những người tạo ra thời trang.

Thực tế, có lẽ châu Á Lên Ngôi không phải là một cái tít đúng bởi những ảnh hưởng của châu Á chưa từng giảm bớt với thế giới: châu Á vẫn luôn ở đó, thu hút và vẫy gọi châu Âu, tạo ra rất nhiều con đường tơ lụa mới ở cả mặt đất, trên mặt biển và trên bầu trời. Và những hành trình tìm về châu Á này của những người châu Âu đã bắt đầu từ rất lâu, thậm chí cả khi việc di chuyển rất khó khăn. Tất cả những điều này chỉ có thể giải thích bằng những tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực dồi dào và những giá trị mà châu lục này đang sở hữu. Từ trong quá khứ, những thương hiệu hàng đầu thế giới như Cartier đã tìm tới châu Á. Họ mang về châu Âu những viên kim cương và ngọc lục bảo và mang trở lại châu Á những kiệt tác trang sức kim hoàn. Trong những thập kỷ gần đây, mọc lên ở châu Á là vô số những trung tâm mua sắm, là các cửa hàng của những thương hiệu lớn, một lần nữa đưa mảnh đất này trở thành trung tâm của các trung tâm của thế giới. Thậm chí, cũng chính tại châu Á này, những kinh đô thời trang mới như Hong Kong, Singapore, Thượng Hải cũng đang không ngừng vươn lên đe dọa quyền và ảnh hưởng của những kinh đô thời trang cũ như New York, London, Paris và Milan.

NTK Công Trí tại New York Fashion Week 2019

Việt Nam cũng đang ghi dấu ngày một nhiều hơn trên trường quốc tế với thời trang. Trong quá khứ, Việt Nam được biết đến qua những bộ phim chiến tranh; thì hiện nay Việt Nam đang xuất hiện trong các bộ phim nước ngoài như một điểm đến du lịch với con người chan hòa và yêu hòa bình. Thương hiệu Emilio Pucci thậm chí còn lấy cảm hứng từ tình yêu hòa bình của Việt Nam để thực hiện một chi tiết thêu trong bộ sưu tập của mình. Và cuối cùng, những tuần lễ và các sự kiện thời trang của Việt Nam đang có được sự thu hút với các nhà thiết kế và những khách hàng trên thế giới. Một ví dụ rõ nhất cho điều này là đã có tới 03 ngôi sao lựa chọn thiết kế của nhà thiết kế Công Trí là Kate Bosworth, Josephine Skriver và Katherine McNamara.

Tuy nhiên, châu Á đang vẫy gọi châu Âu theo một hướng khác – trong vai trò của những người kiến tạo. Hà Nội – nơi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều – đóng góp vào công cuộc kiến tạo hòa bình cho thế giới. Hai nhà thiết kế thời trang Phương My và Công Trí cùng ra mắt bộ sưu tập tại tuần lễ NYFW, góp phần cải thiện hình ảnh và vị thế của ngành công nghiệp thời trang của Việt Nam. Thực tế, có được những điều này là bởi châu Á và những quốc gia của châu lục này có những giá trị rất riêng và họ luôn bảo tồn các giá trị đó, mang tới cho thế giới những cái nhìn mới mẻ, độc đáo và ấn tượng.

Các thiết kế ấn tượng của NTK PHƯƠNG MY tại New York Fashion Week 2019

Thực tế, châu Á có một truyền thống, một lịch sử chinh phục và không ngừng cải tạo thế giới. Trong lĩnh vực thời trang, đó là những cái tên như Rei Kawakubo, Yohji Yamamoto hay Kenzo Takada – những người bạn sẽ gặp ở một trong những bài viết trong tập này. Đây là những người đã tham gia vào phong trào và tạo dựng chỗ đứng của thời trang châu Á tại Paris trong những năm 80 của thế kỷ trước. Trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, đó là việc người Nhật không ngừng tạo ra những đột phá về công nghệ, cải tạo công nghệ của thế giới và biến những công nghệ đó thành công nghệ của mình. (Đây cũng là điều mà châu Âu từng làm với thuốc súng của người châu Á.)

Hình ảnh trong bộ phim ăn khách Crazy Rich Asians.

Trong cuốn sách Châu Á Thần Kỳ của Michael Schuman, dịch giả Ngô Thị Tố Uyên cũng khẳng định: “Cán cân quyền lực kinh tế đang nghiêng từ Tây sang Đông. Đi cùng với sự phát triển ngày càng thịnh vượng về kinh tế là vị thế ngày càng đi lên về chính trị của châu Á trên trường quốc tế. ASEAN + 3 gồm 10 nước thành viên ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc có nhiều tiềm năng trở thành trung tâm giáo dục, tài chính, công nghệ, sản xuất toàn cầu, khôi phục trật tự đã tồn tại nhiều thiên niên kỷ cho tới sau năm 1800.” Cuốn sách cũng đề cập đến sự phát triển của các quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và khả năng xuất hiện những con hổ mới với “mô hình phát triển châu Á”. Và Việt Nam là một trong những đất nước đang hội tụ những điều đó.

 

Pocket
Tags:

You Might also Like