Type to search

Công nghệ Tư vấn

Mẹo sử dụng smartphone đúng cách để bảo vệ sức khỏe

Chia sẻ

Smartphone đã trở thành món phụ kiện không thể thiếu trong xã hội hiện đại. Nhưng làm thế nào để sử dụng “dế yêu” đúng cách, vừa khai thác triệt để tính năng vừa bảo vệ tốt cho sức khỏe của mình?

Cùng với các tiến bộ của khoa học công nghệ, smartphone đã phát triển theo chiều “thẳng đứng” trong nhiều năm qua. Từ một công cụ dùng để giữ liên lạc, điện thoại thông minh dần trở thành thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống của con người, là món “bảo bối vạn năng”.

Các thế hệ điện thoại mới cũng liên tục ra đời với nhiều mức giá, đã biến loại thiết bị này thường xuyên được thay mới. Người tiêu dùng hiện nay thường thay mới điện thoại trung bình hai năm một lần (theo The Jakarta Post). Thói quen đó dẫn đến việc số lượng điện thoại cũ, hỏng bị thải loại ngày càng nhiều. Hàng năm, có hàng triệu chiếc điện thoại kết thúc vòng đời trong các bãi rác, gây ảnh hưởng xấu với môi trường. Bản báo cáo gần đây của Liên Hiệp Quốc cho thấy điện thoại cũ, hỏng chiếm 9% khối lượng rác thải điện tử trên thế giới vào năm 2016, tăng 2% so với năm 2014.

Ngoài ra, thói quen sử dụng điện thoại không đúng vừa khiến điện thoại nhanh hỏng, vừa ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của chúng ta. Do đó, giờ là lúc cần nhìn lại và học cách chăm sóc người bạn này cũng như chính chúng ta!

Kéo dài tuổi thọ cho smartphone

Trước khi quyết định mua một chiếc điện thoại mới, hãy cân nhắc xem điện điện thoại hiện tại có còn đáp ứng được nhu cầu của bạn hay không. Nếu không thực sự cần thiết, đừng lãng phí! Bạn có thể thực hiện một số biện pháp để kéo dài thời gian sử dụng của điện thoại như:

  • Cập nhật phần mềm mới: Việc cập nhật phần mềm sẽ giúp điện thoại có được hệ thống bảo mật thông tin mới nhất, đồng thời giúp bạn có được những tính năng mới thú vị và hữu ích.
  • Kéo dài tuổi thọ pin: Có nhiều cách để kéo dài tuổi thọ cho pin điện thoại như: Không sạc pin ở nơi quá nóng hay quá lạnh, hạn chế các ứng dụng chạy trong nền, thay đổi màn hình sáng, sử dụng pin tăng cường hay sử dụng ứng dụng tiết kiệm pin. Ngoài ra, pin điện thoại thường bắt đầu yếu đi sau 02 năm sử dụng. Việc sạc pin quá nhiều cũng khiến quá trình này diễn ra nhanh hơn. Do đó, bạn nên ghé qua các cửa hàng sửa chữa để kiểm tra pin và thay pin nếu cần.
  • Thay màn hình: Sau nhiều năm sử dụng, màn hình điện thoại có thể bị xước, vỡ hoặc không nhạy. Bạn có thể lựa chọn thay màn hình thay vì bỏ ra hàng triệu đồng cho một chiếc điện thoại mới. Thêm nữa, bạn cũng không nên đầu tư quá nhiều cho một chiếc màn hình đời mới nhất mà chỉ nên lựa chọn chiếc màn hình phiên bản cũ hơn với số tiền ít hơn. Việc này vừa đảm bảo chất lượng cũng như tiết kiệm chi phí bạn cần bỏ ra.

Sử dụng smartphone đúng cách để bảo vệ sức khỏe

  • Giữ khoảng cách với smartphone của bạn: Hãy đặt điện thoại cách xa cơ thể vì bạn có thể bị ảnh hưởng rất nhiều từ các sóng bức xạ. Nên có một khoảng cách với chiếc điện thoại khi không cần thiết, đặt điện thoại bên mình trong thời gian càng dài thì ảnh hưởng từ bức xạ điện thoại càng lớn.
  • Tránh thực hiện những cuộc gọi dài: Thực hiện các cuộc gọi dài sẽ làm tăng sự tiếp xúc với bức xạ được tạo ra bởi thiết bị. Ngoài ra, khi sử dụng, hãy chắc chắn rằng bạn không giữ điện thoại ở vị trí gần đầu của bạn như khi thực hiện một cuộc gọi.
  • Tránh dùng smartphone trên giường ngủ: Việc giữ điện thoại bên mình như vật bất ly thân kể cả khi ngủ là thói quen khá phổ biến hiện nay. Nhưng điều đó là cực kỳ nguy hiểm bởi nó làm cho bạn dễ bị nhiễm phóng xạ, đặc biệt ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhất là với trẻ em. Do đó, hãy tắt điện thoại của bạn hoặc bất kỳ thiết bị phát ra bức xạ nào khác khi bạn đã đi ngủ.
  • Sử dụng tai nghe: Việc sử dụng tai nghe khi thực hiện cuộc gọi sẽ không loại bỏ hoàn toàn bức xạ nhưng nó sẽ giúp kiểm soát một mức độ nào đó. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng tai nghe Bluetooth, đừng quên bỏ ra khi không sử dụng vì nó sẽ khiến bạn phải chịu bức xạ điện từ ở mức độ thấp liên tục.
  • Bật loa ngoài khi trò chuyện: Nếu bạn không muốn sử dụng tai nghe, hãy thử sử dụng chế độ loa ngoài khi đang nói chuyện điện thoại. Tất nhiên việc này không nên để ảnh hưởng đến người xung quanh và cũng phải đảm bảo tính riêng tư của chính mình. Tác dụng của cách này cũng tương tự như sử dụng tai nghe, giúp bạn tiếp xúc gián tiếp với bức xạ điện thoại.
  • Tắt điện thoại: Tắt điện thoại của bạn nếu không sử dụng một thời gian như khi ngủ vào ban đêm. Ngoài ra bạn cũng có thể kích hoạt chế độ máy bay để tắt các kết nối và sóng vô tuyến, wifi, Blutooth hay GPS của điện thoại. Ngoài ra nếu trong phòng ngủ của bạn có bộ phát wifi, khi đi ngủ cũng đừng quên tắt đi, điều này sẽ giúp làm giảm mức độ bức xạ mà bạn phải tiếp xúc.
  • Không để điện thoại trong túi quần, túi áo: Tương tự như trên, bạn cần cố gắng tạo khoảng cách với điện thoại. Khi mang điện thoại nên để điện thoại trong balo, túi xách thay vì đút trong túi quần của mình. Điều này sẽ giúp giảm sự tiếp xúc với sóng bức xạ.
  • Tránh sử dụng điện thoại ở nơi có sóng yếu: Có thể bạn không biết, điện thoại phát ra mức bức xạ khác nhau ở những tình huống khác nhau dựa trên mức độ tín hiệu. Điện thoại kết nối thường xuyên với các cột phát sóng di động, khi xa các cột phát thì tín hiệu yếu đi. Trong trường hợp này, điện thoại sẽ phải tăng cường khả năng bắt sóng để kết nối với cột phát và điều này sẽ làm tăng mức bức xạ được phát ra bởi thiết bị, đồng nghĩa với người dùng là chính chúng ta được hứng trọn lượng bức xạ cao hơn bình thường đó.

Nguồn: Tổng hợp

Pocket