Type to search

Dưới một mái nhà: Xưởng nhà nghề “métiers d’art ateliers” của Chanel về chung một nhà

Chia sẻ

Chanel khai trương Le 19M, tòa nhà do Rudy Ricciotti thiết kế ở Aubervilliers, Paris, nơi đặt các xưởng nhà nghề thủ công Métiers d’Art của nhà mốt Pháp, bao gồm nhà thêu Lesage và nhà đóng giày Massaro.

Bảy năm trước, nhà thêu Montex của Pháp đã kết hợp các khối bê tông nhỏ li ti với các mảnh da, tạo ra một loại vải hoàn toàn độc đáo cho bộ sưu tập thời trang cao cấp haue couture mùa Thu Đông 2014 cho Chanel. Giờ đây, Chanel đã biến bê tông thành một loại vải một lần nữa, với một tòa nhà mới đầy ấn tượng, được thiết kế bởi kiến ​​trúc sư người Pháp Rudy Ricciotti. Toà nhà Chanel 19M được bao bọc trong một khối cấu trúc giống như sợi bê tông trắng.

Tòa nhà Chanel 19M ở Aubervilliers, Paris, được thiết kế bởi KTS Rudy Ricciotti và được bọc trong 231 cấu trúc giống như sợi bê tông trắng, là trụ sở mới cho các xưởng nhà nghề thủ công Métiers d’Art của nhà mốt.

Nằm ở rìa phía Bắc của Paris, tòa nhà có diện tích 25.000 m2 trải dài trên bảy tầng. Nơi đây có 600 người và 11 nhà nghề thủ công, các “ateliers” (xưởng thủ công) đằng sau hàng triệu giờ thủ công miệt mài (thêu sequins, cắt tỉa lông vũ, điêu khắc xếp nếp ly trên vải) biến quần áo thành nghệ thuật. Chanel đã đặt tên cho tòa nhà là Le 19M – ‘M’ để chỉ “mains” (những bàn tay), “métier” (nghề thủ công) và “mode” (thời trang), và số 19 cho số của quận dịa chỉ cũng như là ngày sinh của Coco Chanel.

Nhà thêu Lesage

Montex là xưởng thủ công đầu tiên được đưa vào toà nhà mới này, vào tháng 3 năm 2021. Chín nhà nghề khác tiếp theo: nhà dập ly Lognon, nhà đóng giày Massaro, chuyên gia về tỉa lông vũ và làm hoa Lemarié, xưởng nhà nghề “flou” (các loại vải mềm tinh tế) Paloma, nhà làm mũ Michel, thợ kim hoàn Goossens và thợ thêu Lesage, cùng với trường học và văn phòng Lesage Intérieurs dành riêng cho thêu phục vụ nội thất và trang trí. (Tòa nhà cũng có nhà sản xuất đồ bơi Eres, thuộc tập đoàn Chanel.)

Đã có lúc những xưởng nhà nghề thủ công như thế này lên đến hàng nghìn người trên khắp nước Pháp, nhiều trong số đó là các cơ sở kinh doanh thuộc về gia đình qua nhiều thế hệ. Coco Chanel có mối liên hệ đặc biệt với nghệ thuật thủ công – ví dụ như nhà Lemarié đã phát triển hoa trà bằng vải cho bà, Massaro tạo ra giày quai hậu hai tông màu, Goossens tạo ra hoa tai tổ chim. 

Nhà thêu Montex

Nhà thiết kế quá cố Karl Lagerfeld đã củng cố mối quan hệ đặc biệt này khi ông trở thành giám đốc sáng tạo của Chanel vào năm 1983. Và kể từ khi giám đốc sáng tạo hiện tại là Virginie Viard gia nhập Chanel với tư cách là thực tập sinh năm 1987, sau đó trở thành giám đốc studio (Lagerfeld gọi cô là ‘tay phải và tay trái’ của mình), cô đã phục vụ như một sợi dây liên lạc trực tiếp giữa thương hiệu và những nhà nghề thủ công này.

Chi tiết từ chiếc váy do Montex thêu cho bộ sưu tập Paris-Byzance năm 2011 của Chanel gợi lên những bức tranh ghép đá từ thời Đông La Mã.

Trong những năm qua, hầu hết các xưởng thủ công đã biến mất, nạn nhân của quá trình công nghiệp hóa, thời trang thay đổi và thiếu người thừa kế trong gia đình để điều hành chúng. Lo ngại về tương lai của những nhà nghề này, Chanel bắt đầu mua lại những xưởng mà hãng cho là thiết yếu nhất, bắt đầu với Desrues (cúc áo và đồ trang sức) vào năm 1985. Hiện hãng sở hữu 38 ngành nghề, đại diện cho khoảng 5.000 việc làm, trực thuộc một công ty con có tên là Paraffection. Chủ tịch thời trang của Chanel, Bruno Pavlovsky, nói: “Nếu không có họ, sự sáng tạo không thể trở thành như ngày nay ở Paris,” Bruno Pavlovsky, chủ tịch thời trang của Chanel, nhấn mạnh rằng những nghệ nhân có tay nghề cao này và ngành công nghiệp thời trang cao cấp phụ thuộc vào nhau để tồn tại.

Tại Lognon, kỹ thuật được sử dụng để tạo nếp gấp liên quan đến khuôn bằng hơi nước và bìa các tông, một số mẫu dập nếp trong số đó đã hơn 100 năm tuổi.

Các xưởng thủ công này rải rác xung quanh Paris, nhiều khi trong những tòa nhà cổ tuyệt đẹp nhưng đã đổ nát. Vào năm 2011, Chanel đã chuyển một số xưởng đến một tòa nhà rộng 5.000 m2 ở ngoại ô Pantin, nhưng ngay sau đó nó trở nên quá nhỏ, và họ phải tràn sang một tòa nhà khác ở khu Aubervilliers lân cận, một vùng ngoại ô tồi tàn chỉ mới bắt đầu khởi sắc. Vì vậy, Chanel đã kiếm tìm một địa điểm đủ lớn và có thể tiếp cận cho tất cả mọi người, và tìm thấy một khu đất công nghiệp bị bỏ quên ở rìa Aubervilliers. Pavlovsky nói: “Khu vực này đang phát triển và Thế vận hội Olympic sắp tới sẽ có một tác động thú vị. ‘Tôi nghĩ đây sẽ là một vị trí chiến lược, tràn đầy năng lượng phù hợp với những gì chúng tôi làm.’

Ricciotti, người thường xuyên hợp tác với hàng loạt kỹ sư để thực hiện những công trình mang tính cách mạng với bê tông hiệu suất cực cao, cho biết: Bộ xương ngoài của toà nhà bao gồm 231 mô-đun bê tông mỏng, mỗi mô-đun cao 24m, ở các cấu hình khác nhau và mỗi mô-đun được đúc thành một mảnh duy nhất.”

Nhà làm hoa và tỉa lông vũ Lemarié

Xe tải chuyển những khối cấu trúc khổng lồ này đến địa điểm vào lúc nửa đêm và các công cụ đặc biệt được sử dụng để cẩn thận nâng chúng vào vị trí thẳng đứng, chịu được trọng lực của toà nhà. Ricciotti đã so sánh vật lý với công việc thủ công tại Lognon, một xưởng xếp nếp vải bằng cách sử dụng khuôn bìa các tông giống đàn accordion. “Một tờ giấy không có lực cản cơ học, nhưng khi bạn gấp nó lại và đặt nó theo phương thẳng đứng, thì lực cản mà nó tạo ra lại là đáng kinh ngạc.”

MTX (một chi nhánh của Montex) sử dụng thêu đậm tính kiến ​​trúc để tạo ra các bề mặt mới độc đáo.

Mặt tiền có thể trông tinh tế, nhưng không hẳn là thiếu vững chai. Mỗi mô-đun có thể hỗ trợ trọng lượng của chính nó, các hành lang bên ngoài, kể cả trọng lực thời tiết (chẳng hạn như tuyết) và tải trọng (chẳng hạn như người). Tòa nhà có hình tam giác, theo dấu chân của địa điểm và Ricciotti đã tạo ra một khu vườn ở trung tâm, bao quanh bởi các mái vòm. Jean-François Lesage, người sáng lập chi nhánh thêu Lesage Intérieurs, thừa nhận, ‘Ban đầu tôi hơi e ngại khi rời khỏi nơi mà chúng tôi đã làm việc trong hơn 100 năm. Nhưng khu vườn, ánh sáng, cảm giác của tu viện, đều thật phi thường – giống như một tu viện nơi bạn có thể hoàn toàn tập trung vào những đam mê của mình. ” Trong tòa nhà, kiến ​​trúc sư đã đạt được sự cân bằng hoàn hảo giữa ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo. Julie, một cô gái trẻ ở xưởng Lemarié, cho biết: “Cuối cùng tôi cũng có thể nhìn thấy màu sắc thực của những chiếc lông vũ.”

Nhà thêu Montex

Pavlovsky đảm bảo tạo ra sự ngăn cách vật lý giữa các xưởng thủ công để duy trì phong cách độc đáo và phong cách thủ công (savoir-faire) của mỗi người thợ. Đồng thời, tòa nhà mới tạo cơ hội cho các nghệ nhân dễ dàng giao lưu. Giám đốc nghệ thuật của Montex, Aska Yamashita, kể lại rằng vào một ngày, Virginie Viard dừng lại và ăn trưa với tất cả các giám đốc nghệ thuật của xưởng sản xuất, một điều chưa từng xảy ra trước đây.

Chanel cũng khuyến khích các nhà nghề thủ công tiếp tục làm việc cho một loạt những thương hiệu khác, vừa để thúc đẩy sự sáng tạo và duy trì mô hình kinh doanh của những xưởng này. Mỗi xưởng đều trả tiền thuê và dự kiến ​​sẽ thu được lợi nhuận. May mắn thay, tất cả những nghề thủ công này đều đang phát triển, những kỹ năng hiếm có của những thế hệ nghệ nhân trước đây được truyền lại cho các thế hệ mới. Pavlovsky nói rằng tuyển dụng là một vấn đề, khoảng 20 năm trước, khi hàng thủ công được coi là nghề dự phòng cho những người bỏ học. Điều này không còn là trường hợp hiện nay nữa. Nhiều nghệ nhân dưới 30 tuổi và họ đã thoải mái thêu trên những chiếc máy Cornely cổ thành thạo như thao tác trên máy in 3D.

Nhà thêu Montex

Trong khi sự ủng hộ của giới trẻ là chìa khóa để phát triển, thì việc tiếp xúc để khai mở với xã hội bên ngoài cũng không kém phần quan trọng. Le 19M bao gồm một phòng trưng bày rộng 1.200 mét vuông trên hai tầng, La Galerie du 19M, khai trương vào mùa thu năm 2021. Thư viện đã tổ chức các hội thảo nghệ sĩ và ký kết hợp tác với trường điện ảnh thay thế École Kourtrajmé, do đạo diễn phim Ladj Ly và nghệ sĩ JR đứng đầu. 

Pavlovsky nói: “Nếu tòa nhà này không có kiến ​​trúc và không được khai thác, sẽ rất khó để duy trì một nguồn năng lượng tích cực. “Giữ cho những hàng thủ công này kết nối với thế giới của ngày hôm nay là sự đảm bảo tốt nhất là chúng sẽ vẫn tồn tại vào ngày mai.”

Pocket
Tags::

You Might also Like