Type to search

Âm nhạc Văn hóa

Âm nhạc & Sự phát triển não bộ

Chia sẻ

“Không có âm nhạc, sống sẽ chỉ là một sai lầm” – câu nói của triết gia Friedrich Nietzsche dường như đã tổng kết những gì mà âm nhạc có thể mang lại cho cuộc sống của chúng ta. Âm nhạc là sáng tạo kỳ diệu của con người, là “liều thuốc” diệu kỳ cho tình thần, sức khỏe và hơn hết là sự phát triển của não bộ.

Các nghiên cứu đã và đang chứng minh rằng âm nhạc có thể giúp giảm lo lắng, trầm cảm, đau nhức cũng như cải thiện giấc ngủ, tâm trạng, trí nhớ, tăng cường một số chức năng liên quan đến nhận thức, khả năng học tập và sự tập trung. Âm nhạc cũng là một trong số ít những hoạt động giúp kích thích toàn bộ hoạt động và làm giảm quá trình lão hóa não bộ. Nguyên nhân là bởi âm nhạc là một chuỗi các nốt nhạc được nối tiếp nhau theo một trật tự, cấu trúc và logic hoàn chỉnh. Đó là bài tập tổng thể cho bộ não.

Khi bạn nghe nhạc, có nhiều hoạt động đang diễn ra trong cơ thể bạn hơn là quá trình xử lý thính giác đơn thuần. Một nghiên cứu hình ảnh gần đây đã chỉ ra rằng âm nhạc giúp kích hoạt các vùng thính giác, vùng vận động và vùng nhân não, dù là bạn đang nghe nhạc giao hưởng của Mozart hay nhạc rock của The Beatles.

Âm nhạc giúp giảm căng thẳng và trầm cảm

Một phân tích tổng hợp gồm 400 nghiên cứu đã chỉ ra nhiều lợi ích liên quan đến sức khỏe của âm nhạc, trong đó có giảm hormone gây căng thẳng. Trong nghiên cứu này, các tình nguyện viên (gồm các bệnh nhân chuẩn bị được phẫu thuật) đã được nghe nhạc trước khi lên bàn mổ. Kết quả là họ cảm thấy ít lo lắng hơn, nồng độ cortisol (căng thẳng) thấp hơn so với những người chỉ dùng thuốc. Nghiên cứu kết luận rằng âm nhạc đã tạo những tác động tích cực đến tính chất hóa học của não, cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất, giúp người nghe:

  • Lấy lại tâm trạng
  • Giảm căng thẳng
  • Tăng cường miễn dịch
  • Hỗ trợ liên kết xã hội

Bên cạnh đó, âm nhạc cũng được cho là giúp kích thích các tế bào vùng nhân não, chịu trách nhiệm giải phóng chất dẫn truyền thần kinh (dopamine). Mức dopamine cao hơn giúp cải thiện khả năng tập trung, tăng cường năng lượng và tăng khả năng ghi nhớ.

Khoa học cũng chứng minh âm nhạc có thể giúp giảm trầm cảm và giúp một người cảm thấy yêu cuộc sống hơn, cảm thấy có hy vọng hơn và kiểm soát cuộc sống của họ. Nghe nhạc giúp giảm đau mãn tính tới 21% và trầm cảm tới 25%. Thậm chí còn có bằng chứng cho thấy nghe nhạc có thể hỗ trợ việc chữa trị các bệnh về não bộ.

Âm nhạc giúp nâng cao nhận thức

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng âm nhạc thực sự có khả năng cải thiện chức năng nhận thức của não và giúp bạn thông minh hơn. Theo đó, nghe nhạc được cho là giúp tăng cường các kỹ năng đọc, viết và khả năng toán học. Thêm nữa, cho trẻ nghe nhạc ngay từ khi còn nhỏ cũng được chứng minh là giúp kích thích khả năng sáng tạo, giúp trẻ thông minh hơn và có kết nối tình cảm tốt hơn với người mẹ.

Những hình ảnh quét não đã xác định rõ sự khác biệt trong cấu trúc não bộ của một nhạc sỹ và một người bình thường. Theo đó, corpus callosum (một bó sợi thần kinh khổng lồ nối hai bên não) trong não của các nhạc sỹ lớn hơn rất nhiều so với người bình thường. Thậm chí, chỉ 14 tháng học nhạc cũng tạo ra những thay đổi đáng kể trong cấu trúc não bộ.

Tuy nhiên, nếu bạn không phải nhạc sỹ và cũng chưa từng tiếp xúc với nhạc lý, đừng quá lo lắng. Bởi lẽ khoa học cũng chứng minh rằng nghe nhạc để thưởng thức cũng có những tác động tích cực đến tốc độ xử lý thông tin.

Âm nhạc giúp tăng cường trí nhớ

Đã bao giờ bạn nghe thấy một giai điệu quen thuộc và nhớ về khoảng thời gian khi bạn lần đầu tiên nghe bài hát này? Đó là bởi bộ não của chúng ta được kiểm soát bằng các mạch máu để kết nối âm nhạc với bộ nhớ dài hạn. Các vùng não cụ thể liên quan đến ký ức, được kích hoạt bằng cách nghe những điệu nhạc quen thuộc. Do đó, nghe nhạc đã được chứng minh là cải thiện đáng kể trí nhớ ở người lớn tuổi. Ngay cả với những người mắc bệnh Alzheimer hoặc chứng mất trí nhớ nghiêm trọng, âm nhạc cũng có thể chạm sâu vào những vùng ký ức đã bị quên, giúp khơi gợi lại những cảm xúc và giúp họ tìm lại trí nhớ. Nghiên cứu cho thấy điểm số trong các bài kiểm tra trí nhớ của bệnh nhân Alzheimer đã được cải thiện sau khi họ nghe nhạc cổ điển.

Âm nhạc ảnh hưởng đến cảm xúc

Có một số người thích nghe nhạc vui, cũng có người thích nghe nhạc buồn. Nhưng bạn có biết lựa chọn âm nhạc để nghe cũng ảnh hưởng đến cảm xúc? Trên thực tế, não bộ phản ứng khách quan theo những cách khác nhau với nhạc vui hoặc nhạc buồn. Một nghiên cứu chỉ ra rằng sau khi nghe một đoạn nhạc, người nghe sẽ nhận dạng một gương mặt trung tính nghiêng về phía cảm xúc vui hay buồn giống giai điệu họ đã nghe. Thậm chí, hiệu ứng này cũng xảy ra với những nét mặt khác. Chẳng hạn, ngay cả đó là một khuôn mặt buồn nhưng chúng ta cũng thấy nó vui vẻ và lạc quan hơn hơn khi chúng ta nghe nhạc vui.

Những bài hát tốt cho sự phát triển não bộ

  • Baby Mozart: Giai điệu nhẹ nhàng, tình cảm và vui tươi của bài hát này sẽ giúp bạn thư giãn và tăng khả năng nhận biết cảm xúc.
  • Ca khúc trong vol 1 của Beethoven: Những giai điệu lặp lại trong những bản nhạc của vol 1 sẽ giúp tăng cường trí nhớ của bạn.
  • From the New World: Bản giao hưởng thứ 9 của nhà soạn nhạc Antonin Dvorak có giai điệu nhẹ nhàng, giúp não bộ tập trung, bình tĩnh và kiềm chế cảm xúc.
  • Baby Schubert: Đây là album gồm những ca khúc có màu sắc tươi vui và ấm áp.
  • Radetzky March: Ca khúc của Johann Strauss có cảm xúc mạnh mẽ, giúp bạn cảm thấy lạc quan, yêu đời và suy nghĩ tích cực.
Pocket
Tags:

You Might also Like