Type to search

Điện ảnh Văn hóa

Giải trí cuối tuần cùng 5 bộ phim “tạp nham” hay nhất

Chia sẻ

Chẳng phải tự nhiên người ta gọi Quentin Tarantino là “gã điên” của Hollywood. Bởi lẽ cũng chỉ có những cái đầu “quái dị” mới có thể làm ra những bộ phim hỗn tạp, chẳng theo một kết cấu cụ thể nào, nhưng vẫn khiến người xem không khỏi “dán chặt” mắt vào màn hình. Cùng STYLE điểm qua TOP 5 bộ phim “tạp nham” hay nhất.

Scott Pilgrim chống lại Cả Thế Giới (2010)

Scott Pilgrim chống lại Cả Thế Giới (tựa gốc: Scott Pilgrim vs the World) là bộ phim được đạo diễn bởi Edgar Wright, dựa trên bộ tiểu thuyết graphic Scott Pilgrim của Bryan Lee O’Malley. Phim kể về Scott Pilgrim, một nhạc công trẻ người Canada gặp được cô gái trong mở của mình, Ramona Flowers. Thử thách đặt ra dành cho Scott Pilgrim để đến được với Ramona là cậu sẽ phải đánh bại hội “7 người yêu cũ xấu xa” của Ramona. Và tất nhiên là cậu sẽ phải đánh thôi!

Cả bộ phim như một live-action trong thế giới game. Mỗi một trận là một màn game mới, trận sau điên cuồng hơn trận trước. Các trận đấu cứ thế mà diễn ra và luật thì ai cũng tự đi mà hiểu. Bộ phim mang âm hưởng hài hước nhưng rất duyên, kết hợp với đủ thứ âm nhạc được sáng tác bởi gần 10 nhạc sỹ. Thể loại nhạc nào cũng có, kể cả nhạc Ấn.

Chuyện Tào Lao (1994) 

Cái tên Chuyện Tào Lao có lẽ cũng đủ để nói lên nội dung của cả bộ phim. Thật ra, phim đúng là toàn chuyện tào lao thật. Thế nhưng, cái hay của Quentin Tarantino là ông đã sắp xếp tất cả những câu chuyện tào lao này theo một thứ tự… chẳng theo trật tự nào… nhưng lại liên kết chặt chẽ với nhau. Chuyện sau hoàn thiện cho chuyện trước. Cuối cùng, ai cũng phải công nhận rằng, Quentin Tarantino đúng là Thánh Toàn Năng của Hollywwood. Các cảnh ngập tràn máu me, bạo lực và âm nhạc kinh điển, thứ “đặc sản” không thể thiếu trong các phim của Quentin, cũng sẽ xuất hiện trong bộ phim này.

Đại thoại Tây Du (1994-1995) 

Hiếm có bộ phim nào trên thế giới đủ can đảm ra mắt 2 phần phim trong cùng một năm như Đại thoại Tây Du. Nhưng điều quan trọng là cả 2 phần phim này đều thành công, nhận được phản ứng tích cực từ công chúng. Dù trong thời điểm ra mắt, giới phê bình đánh giá phim cực thấp và cho rằng đây chỉ là bộ phim tào lao, thảm họa. Nhưng đến hiện tại, người ta phải khẳng định rằng có một sự hòa trộn thoải mái, hấp dẫn, ngọt ngào, tiếu lâm và cả sự giằng xé nội tâm da diết.

Diễn xuất tài tình của Châu Tinh Trì chắc chắn là yếu tố then chốt dẫn tới thành công của bộ phim. Tuy nhiên, kịch bản vô cùng lộn xộn nhưng hợp lý cũng là điều không thể không nhắc tới. Bộ phim là sự tổng hợp của đủ thứ nhân vật trong nguyên tác Tây Du Ký nhưng theo hướng khai thác hoàn toàn khác, xen kẽ các yếu tố xuyên không, nhạc kịch, võ thuật, hài hước, sự thay đổi dòng lịch sử và cả các thứ diễm tình khác.

The Grand Budapest Hotel (2014) 

Dàn diễn viên lẫy lừng sắm đủ các vai từ chính tới phụ rồi tung hứng nhịp nhàng với nhau để mang tới tiếng cười cho khán giả. Phim bắt đầu với lời kể của người quản lý già của khách sạn Budapest cho lý do khi ông ấy cư xử như một nhân viên khách sạn bình thường.

Từ các vụ mưu sát kinh dị, đoạn rượt đuổi trong bảo tàng như thước phim noir, chuyện tình đôi trẻ nồng đượm trong sáng, cuộc đấu súng cuối phim kịch tính không thua gì các phim hành động, câu chuyện ngụ ngôn về các vị quản lý khách sạn, không khí phim hài hước đến thơ ca ngập tràn kể cả trong tình thế ngặt nghèo nhất … Phim là sự tổng hợp của đủ mọi loại tình huống và tất cả đều khiến chúng ta chăm chú theo dõi cho đến kết hiện ra vẫn muốn “nghe tiếp”.

The Wailing (2016) 

Nếu bạn nghĩ đây chỉ là bộ phim kinh dị bình thường thì bạn đã lầm. Trên thực tế, The Wailing được xem là bộ phim kinh điển nhất đại diện cho nền điện ảnh phim kinh dị của xứ kim chi. Dù vẫn là những chuyện trừ ma diệt quỷ quen thuộc nhưng đừng để mất cảnh giác bởi The Wailing có nhiều hơn một cú lừa, là sự tổng hợp của nhiều thể loại khác nhau, và sẽ mang lại trải nghiệm mới về sự sợ hãi, xen lẫn nhiều nỗi mơ hồ khó đoán định.

Trailer The Wailing 

Đầu tiên, bạn có thể thấy phim khá thoải mái, cũng có hài đen tối. Sau đó, bạn nhận ra “xác sống” là một phần của câu chuyện. Tiếp đến, bạn thấy những hình ảnh kỳ quái và nguyên lý lây lan khi nhìn vào mắt “quỷ” trong phim Kairo. Cuối cùng, phim được đẩy đến cao độ khi chúng ta buộc phải rùng mình lựa chọn: đâu là ác quỷ, đâu là thần hộ mệnh.

 

Pocket
Tags:

You Might also Like