Type to search

Thiết kế trong thời đại của khủng hoảng: London Design Biennale giải quyết các vấn đề quan trọng của ngày nay

Chia sẻ

London Design Biennale và Chatham House đồng tổ chức kêu gọi để thu thập các đề xuất giải pháp cho hàng loạt ý tưởng thiết kế phục vụ cho cuộc sống. Và kết quả đã có 500 bài dự thi trải dài trên 50 quốc gia và sáu châu lục, nêu bật các vấn đề quan trọng và các giải pháp khả thi trong các lĩnh vực sức khỏe, môi trường, xã hội và công việc.

Sự sáng tạo và khủng hoảng luôn song hành như hai phần do đối mà lập thành khá kỳ lạ. Bằng chứng cho thấy sự đổi mới đã chứng tỏ là tốt nhất và cần thiết khi
London Design Biennale và tổ chức tư vấn Chatham House cùng hợp tác tổ chức cuộc thi có tên gọi Thiết kế trong thời đại của khủng hoảng. Hai tổ chức có uy tín này đã đồng kêu gọi một cuộc thi thiết kế nhằm giải quyết những vấn đề quan trọng mà xã hội đương đại phải đối mặt.

Ra mắt vào tháng 1 năm 2021, cuộc thi qua nền tảng kỹ thuật số đã tụ họp hiệu quả của những bộ óc tuyệt vời, sẵn sàng đóng góp một phần không thể thiếu trong việc làm nổi bật các vấn đề sâu rộng, khuyến khích tư duy thiết kế cấp tiến và thúc đẩy các cuộc đối thoại giữa các nhà thiết kế, hoạch định chính sách và công chúng. Sáng kiến ​​này mang tính toàn cầu và toàn diện với 500 bài gửi trải dài trên 50 quốc gia và 6 châu lục, mỗi bài là một phản hồi cho một lời kêu gọi với bốn hạng mục: sức khỏe, môi trường, xã hội và lao động.

Victoria Broackes, Giám đốc của London Design Biennale, cho biết: “Phạm vi ý tưởng cho phép tất cả mọi người dù ở bất kỳ đâu cũng có thể đóng góp những tư duy thiết kế hữu ích”.

Victoria xem cuộc thi này như sự tôn vinh tính tồn tại cao của sáng tạo ngay cả khi mỗi cá nhân tiếp tục hình thành ý tưởng dù phải cách ly ở nhà do đại dịch.

Bài thuyết trình đầy tham vọng nhất của London Design Biennale mang lại một cơ hội rõ ràng để thực tế hình dung lại thế giới của chúng ta. Khi Covid-19 tiếp tục hoành hành, sự căng thẳng trong cộng đồng toàn cầu đã làm nổi bật các vấn đề bên ngoài đại dịch và nêu rõ rằng các vấn đề tồn tại song song này cũng cần được giải quyết.

Cuộc thi Thiết kế trong thời đại của khủng hoảng nói đến một thế giới dù sau khi đạ dịch qua đi, vẫn là nơi tất cả chúng ta vẫn cần phải sống và làm việc, do đó đây là cơ hội hơn bao giờ hết cho chúng ta đề xuất nơi ta muốn sinh tồn, và đối mặt trục diện với khủng hoảng.

Sau những lần trì hoãn liên quan đến đại dịch vào năm 2020, London Design Biennale sẽ trở lại Somerset House vào tháng 6 này để giới thiệu một loạt các điểm
nổi bật từ cuộc thi. Hãy cùng Style điểm tin các dự án từ bốn danh mục trong cuộc thi này nhé.

Môi trường

Do cách ly và các hạn chế xã hội đã và đang gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của nhiều người trên toàn cầu, Hệ sinh thái pop-up của MuDD Architects và AirLab ở Tây Ban Nha đề xuất một thiết kế sẽ bảo vệ sức khỏe tinh thần cũng như bảo vệ môi trường của chúng ta.

Hệ sinh thái pop up của AirLab và MuDD Architects dự thảo những không gian xanh gắn vào những toà nhà sẵn có nhằm nâng cao sức khoẻ tinh thần

Thay đổi hiệu quả hình dạng cảnh quan đô thị, hệ sinh thái này cung cấp các kỹ thuật sáng tạo để gắn không gian xanh vào các tòa nhà hiện có nhằm thúc đẩy sức khỏe tinh thần và thể chất một cách tích cực.

Gói trồng cây tự phân huỷ TURF của PriestmanGoode

Nhà thiết kế Guy Genney đến từ công ty thiết kế và trải nghiệm thương hiệu hàng đầu Anh Quốc PriestmanGood, nổi tiếng với sáng kiến cho tương lai, đã thiết kế một thế giới xanh với ý thức mang tính cộng đồng mạnh mẽ với TURF, một ứng dụng tạo điều kiện cho mọi người tự trồng lương thực và chia sẻ phần dư thừa với hàng xóm và các doanh nghiệp địa phương. Dự án bao gồm một loạt các vật phẩm (trong một gói hàng không để lại chất thải, có thể phân hủy sinh học) cần thiết để bắt đầu trồng cây ăn được tại nhà.

Lao động

Văn hóa làm việc chắc chắn đã thay đổi do đại dịch, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi một số bài dự thi đã cố gắng giải quyết những thực tế mới của chúng ta, với một số gợi ý để lấy lại những không gian không được sử dụng như Out of (Paper) Office, một bộ hình in vui nhộn dụng cụ văn phòng của Brown Office và Jon Abbott Studio.

Ví dụ của Out of (paper) Oficce

“Đồng hồ Làm việc tại nhà” của Wareesa Lakanthampichit cung cấp một cách thiết thực để sắp xếp thời gian cho công việc, giải trí, nghỉ ngơi, gia đình và bạn bè trong khi làm việc từ xa. Dự án kỹ thuật số giúp ta sắp xếp 24 giờ trong ngày để điều phối một cách tốt hơn sự tương tác giữa đồng nghiệp cũng như thời gian riêng cho cá nhân.

Sức khỏe

“Dàn nhạc giao hưởng London từ vật liệu phế thải”, một dự án của Andrew Scott từ Đại học Nghệ thuật Hoàng gia phối hợp với nhà soạn nhạc Hangrui Zhang từ Đại học Âm nhạc Hoàng gia, nhằm mục đích thúc đẩy phúc lợi thông qua âm nhạc và sử dụng các vật liệu phế thải tái chế để làm điều đó.

Đàn ghi ta làm từ vỏ thùng đựng dầu, một phần của Dàn nhạc giao hưởng London từ vật liệu phế thải

Anna-Sophie Dienemann, sinh viên đến từ thành phố Eindhoven, giải quyết những hạn chế về cách ly do virus corona và sự tác động trực tiếp của nó đến cuộc sống hàng ngày của mọi người với Bound Spaces, một phụ kiện thời trang có thể đeo được đầy vui nhộn để giúp việc cách ly xã hội phần nào dễ chịu và an toàn hơn.

Xã hội

Đáp ứng các vấn đề xung quanh bản sắc xã hội, cộng đồng và sự sống còn, dự án Aqueous Communes của văn phòng thiết kế và phát triển đô thị mang tên Mad(e) ở Mumbai là một thiết kế không chỉ cung cấp nhà ở có khả năng chống chịu lũ lụt với chi phí thấp cho ngôi làng Sonbarsa ở Ấn Độ, mà còn tái chế nước lũ vì lợi ích của cộng đồng.

Nhà chống lũ tại Mumbai

Radical Gravity của Angelina Kozhevnikova, Kyungha Kwon và Konuralp Senol xem xét một số thất bại trong việc ứng phó với đại dịch, trong đó nêu bật những bất cập trong hệ thống ứng phó khẩn cấp của chúng ta. Dự án đề xuất một hệ thống toàn cầu mang tính sáng tạo, có khả năng tự duy trì, cung cấp các nơi trú ẩn qua công tác giải cứu từ trên không sau thảm họa thiên nhiên, sử dụng quá trình rơi tự do như một giai đoạn tự xây dựng của chính các nhà trú ẩn tạm thời này.

Dự án Radical Gravity

London Design Biennale là nơi hội tụ toàn cầu của các nhà thiết kế, giám tuyển và viện thiết kế giàu trí tưởng tượng và tham vọng nhất trên thế giới. Es Devlin là Giám đốc Nghệ thuật và đã chọn Cộng hưởng làm chủ đề, các quốc gia, thành phố và vùng lãnh thổ sẽ phản hồi trong các tác phẩm và bản trình bày của họ trên khắp Somerset House. Phiên bản thứ ba sẽ diễn ra vào tháng 6 năm 2021.

Bound Spaces của Anna Sophie Dieneman

 

Pocket
Tags:

You Might also Like