Type to search

Chia sẻ

Có rất ít phương tiện sáng tạo đi cùng nhau như thời trang và phim ảnh. Cho dù đó là sở trường của đạo diễn trong việc ghi lại chuyển động ấn tượng của chiếc váy trên màn ảnh hay những đóng góp cho thế giới điện ảnh của các nhà thiết kế thời trang trong nhiều thập kỷ, mối quan hệ cộng sinh đã tạo nên một số khoảnh khắc trên màn ảnh đáng nhớ nhất mọi thời đại.

Vì vậy, liệu để thỏa mãn sự tò mò của bạn về một ngành thường bị bao bọc trong bí ẩn, để cung cấp câu chuyện cốt truyện về một số khoảnh khắc quan trọng nhất trong lịch sử thời trang, hay đơn giản là để thưởng thức một chút chủ nghĩa siêu thoát, tại đây, hãy tìm tất cả những bộ phim mang tính biểu tượng nhất về thời trang bạn có thể xem bây giờ.

Funny Face (1957)

Audrey mặc váy đỏ do Givenchy thiết kế vào năm 1957 trong bộ phim Funny Face

Nói về phim thời trang, hiếm có bộ phim nào thú vị hơn “Funny Face”. Trong phim, Audrey Hepburn đóng vai Jo Stockton, một cô gái nhút nhát làm việc tại hiệu sách nhỏ ở New York, nhưng có ước mơ lớn về theo đuổi ngành triết học tại Paris. Cô bất ngờ “lọt vào mắt xanh” của Dick Avery (Fred Astaire thủ vai) – nhiếp ảnh gia thời trang nổi tiếng bấy giờ. Dick Avery và nàng thơ của mình tới Paris, nơi Jo Stockton khoác lên mình những trang phục tinh tế và lộng lẫy. Bộ phim mang tới những khung hình tuyệt đẹp, với những set đồ tuyệt đẹp của Paris, những giai điệu thú vị của George và Ira Gershwin, và những chiếc váy tinh tế được chế tác bởi nhà thiết kế thời trang huyền thoại Edith Head và người bạn thân của Hepburn, NTK Hubert de Givenchy, đó là một ca ngợi hoàn hảo cho niềm vui thời trang cao cấp.

Blow-Up (1966)

“Blow-Up” là một bộ phim độc đáo về để tài thời trang, với câu chuyện nhuốm màu kinh dị. Đạo diễn người Italy Michelangelo Antonioni đã thực hiện bộ phim giữa cao trào của “Swinging Sixties” – trào lưu thời trang tôn vinh tuổi trẻ và sự phá cách tại Anh sau Thế chiến thứ II. Bộ phim giả tưởng kể về Thomas (David Hemming đóng) – một nhiếp ảnh gia say mê thời trang nhưng vướng vào rắc rối do vô tình chụp được hình ảnh về vụ giết người. Không chỉ có các tình tiết gay cấn và hồi hộp, bộ phim “Blow-Up” còn là cuốn phim tư liệu quý giá về một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử thời trang thế giới.

Who are you, Polly Maggoo? (Năm 1966)

Phát hành cùng năm với “Blow-Up” nhưng “Who Are You, Polly Maggoo?” mang đến góc nhìn khác, siêu thực và châm biếm, về trào lưu thời trang “Swinging Sixties” bấy giờ. Được đạo diễn bởi nhiếp ảnh gia và nhà làm phim người Mỹ William Klein, bộ phim phơi bày vào sự thái quá và phù phiếm của ngành công nghiệp thời trang. Trong phim khán giả như được quay ngược thời gian, khi các phong cách thập niên 1960 được tái hiện rõ nét và đầy đủ, với những bộ trang phục đã truyền cảm hứng cho các nhà thiết kế tên tuổi như Jean-Paul Gaultier và Marc Jacobs. Nhân vật chính của bộ phim là siêu mẫu Polly Maggoo (Dorothy McGowan thủ vai), còn Grayson Hall trong vai Miss Maxwell – một biên tập viên đầy uy tín và quyền lực có thể nâng đỡ hoặc “giết chết” sự nghiệp của các người mẫu.

Mahogany (1975)

Mahogany kể về câu chuyện cuộc đời của Tracy Chambers (do diva Diana Ross thủ vai) từ một cô sinh viên nghèo đến từ Detroit trở thành một siêu mẫu và nhà thiết kế thời trang hàng đầu tại Rome. Theo mỗi bước biến chuyển của Tracy trong thế giới thời trang là một tủ trang phục đầy hào nhoáng. Bộ váy dạ hội màu hồng tím đi cùng khăn turban cùng màu mà Diana Ross mặc trên poster phim là một trong những khoảng khắc đáng nhớ của Hollywood, khi một diễn viên da màu lần đầu tiên được tôn vinh trong vai chính của bộ phim thời trang. Phong cách của Diana Ross trong bộ phim cũng là đại diện của thời trang những năm 70 và còn ảnh hưởng đến các thế hệ nhà thiết kế sau này, cụ thể là Marc Jacobs trong bộ sưu tập Xuân hè 2018. Do Berry Gordy của Motown Records làm đạo diễn, bộ phim tôn vinh thời trang ở mức độ rực rỡ và cũng mang một thông điệp chính trị vẫn còn phù hợp cho đến ngày nay, khi Tracy bị giằng xé giữa tình yêu của cô dành cho một nhà hoạt động da đen chống lại sự tiến bộ hóa ở quê hương Chicago của cô, và những hứa hẹn hào nhoáng nhưng cuối cùng trống rỗng về sự nghiệp người mẫu của cô ở châu Âu.

Prêt-à-Porter (1994)

Trong bài ca ngợi đầy màu sắc rực rỡ, đầy sao và rất châm biếm của Robert Altman đối với ngành thời trang, không có gì giống như người ta tưởng. Sử dụng phong cách mô phỏng đặc trưng của nhà làm phim, có những khách mời nổi tiếng như Julia Roberts, Sophia Loren và Lauren Bacall, tất cả đều đóng vai các tín đồ thời trang khác nhau đến Tuần lễ thời trang Paris sau cái chết của Olivier de la Fontaine, người đứng đầu hội đồng thời trang của thành phố. Sau khi phát hành, bộ phim mang đến thành công rực rỡ về mặt thương mại và cả những chia rẽ sâu sắc trong giới phê bình. “Prêt-à-Porter” được coi là một trong những bộ phim xuất sắc nhất về đề tài thời trang những năm 1990.

The Devil Wears Prada (2006)

Về mặt truyền thông thời trang, hiếm có bộ phim nào thành công rực rỡ như The Devil Wears Prada. Với sự tham gia của Meryl Streep trong vai Tổng biên tập của tạp chí Runway, bộ phim là một hành trình của Andy Sachs, một người không có bất kỳ khái niệm nào về thời trang do Anne Hathaway thủ vai, khi cô bước vào thế giới đáng sợ này với tư cách là trợ lý của Miranda. Nhiều hãng thời trang đã đóng góp trang phục và phụ kiện thời trang cho bộ phim này, khiến “The Devil Wears Prada” sở hữu phần đầu tư vào trang phục bậc nhất trong lịch sử. Bộ phim cũng cung cấp cái nhìn sâu sắc và thú vị về những người hoạt động trong ngành thời trang. Cho tới nay, những câu thoại và tình tiết trong bộ phim này vẫn được tranh luận và trích dẫn trên nhiều diễn đàn.

Coco Before Chanel (2009)

“Coco Before Chanel” phù hợp cho những ai muốn tìm hiểu về lịch sử ngành thời trang, với màn trình diễn xuất sắc của Audrey Tautou trong vai nhà thiết kế Coco Chanel từ khi mới vào nghề cho tới khi thành lập thương hiệu thời trang đình đám nhất thế giới mang tên mình. Với kỹ thuật quay phim và phong cách đầy nghệ thuật, những tác phẩm của nhà thiết kế người Pháp Catherine Leterrier đã hiện lên tuyệt đẹp và trang nhã trong “Coco Before Chanel”. Đây cũng là bộ phim tiểu sử hiếm hoi về chủ đề thời trang, cung cấp cái nhìn sâu sắc và cảm động về một cá nhân nổi tiếng trong giới thiết kế. Tác phẩm này cũng mang về cho Audrey Tautou Giải thưởng César.

The Neon Demon (2016)

Khán giả sẽ cần đôi chút bản lĩnh trước những cảnh quay rùng rợn trong “The Neon Demon”, của Nicolas Winding Refn. Tuy nhiên bộ phim cũng mang đến rất nhiều thiết kế thời trang mãn nhãn. Sở hữu sắc đẹp và tuổi trẻ, Jesse (Elle Fanning đóng) rời bỏ quê nhà để tìm kiếm cơ hội ở Los Angeles. Sau những thành công chớp nhoáng, sự nghiệp của Jesse bị cuốn vào những cạm bẫy và cám dỗ, cũng như sự đố kị của các đồng nghiệp. Tuy có nhiều điểm cường điệu hóa và các chi tiết kinh dị gây sốc nhưng bộ phim “The Neon Demon” vẫn được đánh giá cao. Tạp chí điện ảnh Cahiers du Cinéma của Pháp từng bình chọn “The Neon Demon” trong top 3 phim hay nhất năm 2016.

Phantom Thread (2017)

Rất ít phim khắc họa được bản chất ám ảnh, chính xác của phân khúc Haute Couture (thời trang cao cấp) một cách khéo léo như Phantom Thread bằng sự ồn ào và kỳ lạ của Paul Thomas Anderson. Trong phim, Daniel Day-Lewis vào vai Reynolds Woodcock, một nhà thiết kế chuyên phục vụ giới thượng lưu ở London những năm 1950. Ông gặp nàng thơ của mình tại một quán cà phê bên bờ biển, do Vicky Krieps đóng. Bộ phim kể câu chuyện tình yêu đẹp như cổ tích nhưng kết cục lại giống một cơn ác mộng, khi những khác biệt giữa hai người là quá lớn. Diễn xuất được đề cử giải Oscar của Daniel Day-Lewis không thua kém gì các bạn diễn Vicky Krieps và Lesley Manville, đưa câu chuyện cổ tích đen tối này trở nên sống động.

Cruella (2021)

Nghe có vẻ lạ lẫm khi hãng Disney làm phim thời trang, nhưng “Cruella” là một bộ phim rất đáng xem về đề tài này. Trong phim, Emma Stone vào vai một nhà thiết kế thời trang nổi loạn, cố gắng chống lại sự xa hoa và phù phiếm của giới thời trang thượng lưu. Nhân vật Estella đấu tranh cho những thiết kế mới mẻ và phá cách hơn, dường như có nhiều điểm tương đồng với những nhân vật ngoài đời thực như Vivienne Westwood hay John Galliano. Những bộ trang phục trong phim “Cruella”  có vẻ đã lỗi thời, nhưng câu chuyện về bản ngã và sự thái quá trong ngành thời trang vẫn còn nguyên ý nghĩa./.

Pocket
Tags:

You Might also Like