Type to search

Flagship mới đậm chất nghệ thuật của Apple

Chia sẻ

Apple đã “vén màn” khai trương cửa hàng flagship mới của thương hiệu ở Los Angeles, Apple Tower Theater. Mở cửa từ Thứ Năm (24 tháng 6 năm 2021), nhà hát mang phong cách Art Deco đậm chất lịch sử này đã được cải tạo hết sức cẩn thận để trở thành một trung tâm sáng tạo cho thế kỷ 21. Điều này minh chứng cho cam kết mang tính toàn cầu của Apple trong việc cải tạo và gìn giữ những toà nhà có tính lịch sử.

Khai trương vào năm 1927, Nhà hát Tower nổi tiếng có lịch sử khá lâu đời. Được thiết kế bởi kiến ​​trúc sư S. Charles Lee, trong dự án có thể nói là đầu tiên của ông về thể loại kiến trúc này, nơi đây đã chiếu bộ phim đầu tiên mamg tên The Gingham Girl. Sau khi mang lại những thước phim giải trí cho cư dân Los Angeles trong vòng hơn nửa thế kỷ, Nhà hát Tower cuối cùng đã đóng cửa vào năm 1988, trở thành một công trình kiến ​​trúc được bảo vệ vào một năm sau đó.

Mặt tiền được khôi phục và thay thế cẩn thận, sử dụng các nghệ nhân địa phương từ Los Angeles.

Trong thời kỳ hoàng kim của mình, khu nhà hát Broadway lịch sử ở trung tâm thành phố LA đã là “điểm đến nổi tiếng, tràn ngập niềm vui của cuộc sống”, trích lời của Stefan Behling, đối tác điều hành cấp cao tại Foster + Partners, cộng tác viên thiết kế lâu năm của Apple. Anh cũng nói thêm, “Nơi đây kể từ khi đó vẫn giữ được thế mạnh và mối tương quan với nghệ thuật.”

Ảnh lưu trữ cho thấy nhà hát cũ so với diện mạo ngày nay

Làm việc với một nhóm những chuyên gia bảo tồn, nhóm thiết kế của Apple, cùng với một nhóm đặc nhiệm gồm các nghệ nhân và thợ thủ công địa phương, đã sử dụng các kỹ thuật sáng tạo như quét laser 3D và nghiên cứu sơn pháp y để hiểu và tái tạo màu sắc và kết cấu ban đầu được tìm thấy trong nhà hát cũ. Các kỹ thuật truyền thống khác cũng được sử dụng, bao gồm cả ‘tipping’, một phương pháp quét sơn được sử dụng để ngăn chặn các vết để lại của cọ vẽ. Doo Ho Lee, giám đốc thiết kế bán lẻ của Apple, cho biết: “Dự án này là một thành quả lao động thực sự của tình yêu.”

Cầu thang đồng tiền sảnh

Cửa sổ kính màu được phục hồi có hoa văn fleur-de-lis độc đáo với dải phim xenlulo cuộn và sọc màu tím chỉ có trên phim câm thời sơ khai.

Behling nói: “Mọi thứ đều được bao phủ bởi màu nâu tuyệt đẹp này”. Mặc dù lớp bụi thời gian đã tạo nên một sức hút nhất định cho chiếc đèn chùm pha lê trang trí nghệ thuật, nhưng chắc chắn nó vẫn sẽ toả sáng rực rỡ hơn nữa sau khi được làm sạch một cách cẩn thận trong một quá trình mất nhiều tháng lao động và cống hiến. “Bạn phải tiếp cận việc trùng tu như bạn sẽ tiếp cận việc phục hồi một bức tranh tổng thể cũ, cẩn thận bóc tách những lớp sơn cũ và bụi bẩn”.

Các yếu tố chi tiết bằng đồng đã được tái hiện, tìm ra và phục chế một cách xuyên suốt, không nơi nào ấn tượng hơn là ở chính cầu thang sảnh, lan can bằng đồng quyến rũ đến mức khiến người qua lại có thể mất tập trung. Khi nhìn lên, một bức tranh tường trên trần nhà đã được tô điểm bằng hình ảnh vẽ tay của bầu trời và mây xanh tối giản, phản chiếu bầu trời California. Ghế ngồi bọc da sang trọng đã được lắp đặt tương tự như ghế ngồi của nhà hát ở Apple Park, đồng thời cũng là sự tôn vinh tưởng nhớ tới chỗ ngồi kiểu rạp chiếu phim mà các bức ảnh lưu trữ cho thấy đã từng có mặt nơi đây.

Một bức tranh tường trên trần nhà phản chiếu một giếng trời vẽ tay.

Chỗ ngồi ban công của nhà hát đã được tân trang và trở nên hiện đại bằng da thuộc từ Italia.

Mặc dù thiết kế trong đại dịch, khiến nhiều cuộc trò chuyện phải trở thành trực tuyến, mối quan hệ sáng tạo kéo dài 12 năm giữa Foster + Partners và Apple vẫn tiếp tục cho thấy kết quả. 

Các nghệ nhân phục chế, sửa chữa, sơn, đánh bóng từng bề mặt bằng tay.

Với sự khai trương cửa hàng flagship mới ở trung tâm thành phố Los Angeles, Apple bắt đầu triển khai trên toàn cầu sáng kiến ​​mới của mình lấy cộng đồng làm trung tâm do chương trình Today at Apple phát triển. Dự án sẽ cung cấp kinh nghiệm thực hành và cố vấn cho các nhà sáng tạo trẻ.

Pocket
Tags:

You Might also Like