Type to search

Trở thành ‘người lớn hơn’ trong một cuộc tranh luận như thế nào?

Chia sẻ

Trưởng thành’ hay ‘người lớn hơn’ – Đó là thuật ngữ mà chúng ta có thể đã nghe ở đâu đó trong cuộc sống của mình. Vì vậy, trong bài viết này, STYLE chia sẻ quan điểm từ hai nhà trị liệu về việc liệu nó có thực sự tốt cho ranh giới cá nhân của riêng bạn hay không.

Vào lúc này hay lúc khác, tất cả chúng ta đã được nói rằng – hoặc ta đã nói với người khác – là hãy người lớn/trưởng thành hơn.

Bạn còn nhớ khoảng thời gian thơ ấu của mình chứ? Tua lại những kỷ niệm hay câu chuyện từ thuở bé, bạn sẽ nhớ đến cảnh: ‘Bố mẹ đang thuyết phục/trao đổi hoặc có thể là cả ra lệnh cho chúng ta, đừng tranh cãi với anh/chị/em của mình nữa. Trong mớ cảm xúc hỗn độn và khó chịu đó, cụm từ thường được thốt ra từ bố mẹ là “Con hãy người lớn/trưởng thành hơn, được chứ? Tuy rằng, bạn không ở trong vị thế của kẻ “sai” nhưng bố mẹ hy vọng rằng bạn sẽ sẵn sàng vượt lên trên để bù đắp lỗi sai với anh/chị/em của mình.

Và trong khi điều này được xem như một thứ gì đó bình thường hóa trong xã hội, cách mọi người nhìn nhận ý nghĩa của việc trở thành người lớn hơn có thể dẫn đến những hiểu lầm, bị bỏ qua và ranh giới bị phá bỏ. Tuy nhiên, sẽ có những ảnh hưởng phải kể đến như sức khỏe và động lực trong các mối quan hệ của bạn.

Carly Webb, một nhà trị liệu và người sáng lập của Vitus Wellbeing cho biết, việc trở thành người lớn hơn đòi hỏi sự quản lý tốt về cảm xúc của bạn và khả năng lựa chọn những trận chiến nào đáng để chiến đấu. Tuy nhiên, hành động này không phải lúc nào cũng đáng khen ngợi khi bạn chấp nhận bỏ qua một ai đó có hành vi kém với mình.

Trở thành người lớn hơn thường đòi hỏi một cá nhân phải bước ra ngoài bản ngã và niềm tin của chính họ và ưu tiên hòa bình giữa sự bất hòa – nhưng có những lúc hành động này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến bạn.

Nếu bạn cảm thấy khó chịu, bất ổn hoặc không thoải mái với một người có hành vi không phải với mình, thì điều quan trọng là cần giải quyết điều đó theo một cách nào đó, Webb nói. Cơ thể sẽ cho chúng ta biết nếu nó không thoải mái thông qua các biểu hiện như nổi mụn, thay đổi sự thèm ăn, giấc ngủ bị gián đoạn, đau đầu và nhiều hơn nữa.

Webb nói thêm rằng việc truyền đạt những thất vọng đó là một lựa chọn khác khi trở thành người lớn hơn mà không cần bỏ qua nó. Sức khỏe và sức khỏe tinh thần của bạn là vô cùng quan trọng và bạn nên bảo vệ chúng.

Mặc dù là người lớn hơn có thể thể hiện sự trưởng thành, những người khác cũng có thể coi đó là cơ hội để kiểm tra ranh giới của bạn, đó là lý do tại sao điều quan trọng là bạn cần cân bằng giữ hòa khí và luôn trong thế ‘chủ động’.

Theo nhà tâm lý học Dannielle Haig, có một cách để làm điều này là làm việc theo sự điều chỉnh và kiểm soát cảm xúc của riêng bạn. “Đây là lời khuyên đầu tiên của tôi cho bất cứ ai muốn duy trì ranh giới của họ và thực hiện chúng. Bằng cách hiểu bản thân, bạn sẽ biết rõ và theo bản năng, ranh giới của bạn nằm ở đâu, và điều này rất quan trọng vì bạn cần duy trì nó liên tục. Không ai sẽ xây dựng hoặc duy trì ranh giới của bạn cho bạn; Đó là một cuộc thám hiểm một mình mà chúng ta phải tự làm. Một khi bạn biết ranh giới của mình, thì bạn sẽ biết rõ khi nào nên nói ‘không/có’ với người khác và ‘vâng’ với chính mình.”

Ranh giới là một khía cạnh chính của bất kỳ tương tác nào với mọi người, đặc biệt là những bất đồng khi những ranh giới đó có thể được đẩy mạnh. Duy trì chúng trong khi cũng không cho phép người khác hạ gục bạn về mặt cảm xúc và tinh thần là không dễ, nhưng đó là cốt lõi của việc trở thành người lớn hơn – nó cho phép bạn biết nơi bạn đứng và đảm bảo người khác biết rằng bạn không bị tổn thương bởi lời nói và hành động của họ, một cái gì đó có thể dễ dàng bị hiểu lầm.

Dường như chúng ta thấy người lớn hơn là người cho phép mọi thứ xảy đến với mình mà không màng đến hậu quả, thay vì là người giao tiếp rõ ràng nhưng tử tế khi họ bị thiếu tôn trọng, Webb nói. Tất nhiên, bạn sẽ tự chữa lành cho chính mình sau những lần như thế, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải tiếp tục có mối quan hệ với một người đã làm tổn thương hoặc làm bạn buồn.

Vì vậy, lần tới khi ai đó gợi ý rằng bạn là người lớn hơn, đừng nghĩ rằng điều đó có nghĩa là người khác hành vi của bạn sẽ không được kiểm soát và trải nghiệm của bạn không quan trọng hơn là chỉ giữ hòa khí chung. Thay vào đó, hãy xem đó là một cơ hội để giao tiếp nơi ranh giới rõ ràng và không cho phép người đó ảnh hưởng đến ngày, tâm trạng hoặc năng lượng của bạn. Và vào cuối ngày, bạn luôn có thể tha thứ cho họ nhưng không quên những hành vi họ đã làm với bạn.

Nếu ai đó có thể hiểu được lý do tại sao bạn bị tổn thương hoặc buồn bã và giành được sự tôn trọng ranh giới của bạn, thì người đó nên được bổ sung tích cực cho cuộc sống của bạn, ông Haig nói. Một bài học có giá trị nhưng thường khó học là không ai chịu trách nhiệm cho cảm xúc của bạn – chỉ có bạn mà thôi.

Pocket
Tags:

You Might also Like