Dưới góc nhìn khoa học liệu sách có thể khiến con người ta trở nên cực kì thông minh hay không?
Chia sẻ
Đầu tiên, việc đọc sách thường xuyên cho thấy rằng bạn là một người thích học những điều mới – và đó chính là dấu hiệu của sự phát triển. Nhưng còn nhiều thứ hơn thế nữa. Nó không xoay quanh việc đọc báo mạng, báo giấy hay là truyện tranh mà là tiểu thuyết.
Có bằng chứng khoa học cho thấy việc đọc tiểu thuyết có tác động tích cực đến các chức năng não của con người. Các nhà khoa học về thần kinh đến từ Đại học Emory đã công bố một nghiên cứu trên tờ “Brain Connectivity Journal” với tựa đề “Tác động ngắn và dài hạn của tiểu thuyết đối với khả năng kết nối trong não bộ.”
Bài học lớn nhất rút ra được từ nghiên cứu đó là gì?
Đọc tiểu thuyết giả tưởng có thể cải thiện tất cả kết nối trong não bộ.
Cuốn tiểu thuyết được thử nghiệm là Pompeii của Robert Harris và nó dựa trên vụ phun trào núi lửa ngoài đời thực của núi Vesvius. Các sinh viên được hướng dẫn đọc một chương khoảng 30 trang mỗi ngày. Thí nghiệm kéo dài trong vòng 9 ngày liên tục. Để theo dõi hoạt động của não trong cả trạng thái hoạt động và nghỉ ngơi, sinh viên sẽ được quét não fMRI trước và sau những buổi đọc sách.
Các kết quả của nghiên cứu này là gì?
- Có sự gia tăng hoạt động ở thùy thái dương bên trái – một khu vực liên quan đến việc học ngôn ngữ.
- Đồng thời cũng có sự gia tăng hoạt động ở rãnh trung tâm – nếp gấp ở vỏ não ngăn cách giữa thùy đỉnh, thùy trán và các vùng cảm giác, vận động của não. Theo thuật ngữ mà những người không thuộc chuyên môn cũng có thể hiểu được, thì những điều trên có nghĩa là gì?
- Đọc sách giúp chúng ta cải thiện khả năng đặt mình trong hoàn cảnh của một người khác (nhân vật chính hoặc nhân vật phụ trong tiểu thuyết). Nó giống như ta giả định một danh tính khác và khám phá những cảm giác khi tương tác với toàn bộ dàn nhân vật, trải nghiệm hàng loạt những cảm xúc khác nhau và thậm chí là đưa ra quyết định với tư cách là nhân vật đó.
- Khi chúng ta đọc, chúng ta nhận thức được cảm giác của người khác thông qua việc “mirroring”, tương tự như việc mường tượng. Ví dụ, nếu nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết đang chạy, ngay cả khi ta chỉ đang nghĩ về hành động đó, điều này sẽ kích thích mạng lưới thần kinh của chúng ta liên quan đến việc chạy trên thực tế – vậy nên chúng ta sẽ được “trải nghiệm” một hành động thực sự. Hãy nghĩ xem, nếu kỹ thuật này sẽ hiệu quả như thế nào nếu bạn áp dụng nó vào cuộc sống của mình
- Một chìa khóa quan trọng nhất rút ra từ thí nghiệm này chính là phần đọc “tiểu thuyết”. Điều này đặc biệt liên quan đến tiểu thuyết, để chúng ta cho phép bản thân thành một phần của câu chuyện và gắn kết với các nhân vật cũng như cốt truyện để tăng cường chức năng của não bộ. Mặc dù đọc truyện ngắn cũng là truyện giả tưởng, nhưng độ dài của chúng lại không đủ để những mối liên kết có thể xảy ra.
Ngoài ra, hiệu ứng cũng không thể đạt được khi chúng ta đọc sách phi hư cấu như lịch sử hay khoa học, bởi vì bản chất của sách phi hư cấu đã khác với sách giả tưởng.
Những kết quả có ý nghĩa gì đối với não bộ về lâu dài?
- Ngay cả khi họ không còn đọc nữa, nhưng não của những sinh viên này vẫn gia tăng các hoạt động. Các nhà khoa gọi đây là hoạt động bóng tối, và hoạt động này diễn ra trong não tương tự như bộ nhớ cơ. Bộ nhớ cơ là một dạng bộ nhớ thủ tục liên quan đến việc hợp nhất một nhiệm vụ vận động cụ thể vào bộ nhớ thông qua sự lặp lại, đã được sử dụng đồng nghĩa với học vận động.
Nói cách khác, các cơ “ghi nhớ” những hoạt động theo một cách nhất định mà theo thời gian chúng sẽ không cần phải căng nhiều như ban đầu.
- Việc cải thiện chức năng não không chỉ giới hạn trong thời gian thí nghiêm. Đây có lẽ là phần hấp dẫn nhất của nghiên cứu này. Sự gia tăng kết nối não bộ vẫn tồn tại – các thay đổi nơ-ron vẫn diễn ra trong nhiều ngày sau khi họ hoàn thành thí nghiệm, điều này cho thấy rằng chúng ta có thể trải nghiệm những lợi ích tương tự ngay cả khi thực hiện các hoạt động khác như học tập, làm việc, học một kỹ năng mới hay giải quyết vấn đề.
Nguồn: Tổng hợp
FOLLOW US