Type to search

Bạn có đang tạo được ấn tượng tốt đẹp trong bảy giây đầu tiên?

Chia sẻ

Nếu bạn bán một dịch vụ hoặc làm cố vấn chuyên môn trong một lĩnh vực nào đó, bạn cần chứng minh mình là chuyên gia uy tín trong lĩnh vực đó. Khi phát triển hoạt động kinh doanh ra môi trường quốc tế, bạn sẽ thấy phần lớn thời gian đều được dành cho việc gặp gỡ mọi người để tạo quan hệ và thúc đẩy hợp tác.

Nếu trong lúc gặp gỡ đối tác để bàn công việc, bạn nhận ra những tín hiệu tiêu cực từ ngôn ngữ cơ thể của họ và nhận thấy những rào cản bắt đầu xuất hiện thì bạn cần nhanh chóng hành động để cải thiện mối quan hệ đó. Người Úc và người Mỹ vốn không quen với cách tiếp cận chậm rãi và xây dựng lòng tin để phát triển mối quan hệ. Họ nghĩ “mình có sản phẩm này và ngần này thời gian. Ai có nhu cầu thì sẽ hợp tác với mình thôi”. Nhưng vấn đề là nếu không tạo dựng mối quan hệ từ trước thì làm sao người ta có thể tin tưởng và hợp tác với bạn. Suy cho cùng, họ cũng đâu biết bạn là ai, vậy nên khi bạn kinh doanh trong môi trường quốc tế, điều đầu tiên bạn cần học là cách xây dựng niềm tin và phát triển các mối quan hệ. Hãy luôn nhớ rằng mọi người cần gặp bạn, rồi mới có thể tin tưởng bạn. Khi giao tiếp trong môi trường văn hóa khác, có những lúc bạn sẽ phải thay đổi cách ứng xử vốn có của mình, nhưng như thế sẽ không có nghĩa là bạn đang giả tạo. Một số người cho rằng nếu họ phải thay đổi tức là họ không chân thành và không còn là chính mình nữa. Nhưng tất nhiên, bạn vẫn là bạn chứ không thể là ai khác ngoại trừ chính mình. Mặc dù vậy bạn có thể điều chỉnh hành động cũng như hành vi ứng xử để khiến người khác cảm thấy dễ chịu hơn. Một khi đối phương đã biết rõ về bạn, họ sẽ thích bạn vì tính cách và con người của bạn, nhưng trong lần gặp gỡ đầu tiên, bạn nên ưu tiên tạo ra một bầu không khí cân bằng và cố gắng mang đến sự thoải mái cho người đối diện. Tương tự, khi tiếp đón khách nước ngoài tại đất nước của mình, chúng ta cũng nên tạo cho họ cảm giác tự nhiên và vui vẻ. Hãy luôn tự hỏi bản thân: “Đối phương cảm thấy thế nào? Mình có thể làm đươc điều gì để giúp họ thích nghi với môi trường mới và có cảm giác thoải mái?”

Bất luân bạn đang kinh doanh ở trong nước hay nước ngoài, hãy đảm bảo tất cả sản phẩm và dịch vụ của bạn không chỉ đáp ứng mọi tiêu chuẩn bạn đã công bố mà còn có những giá trị gia tăng vượt ngoài mong đợi. Trong bán hàng một lý do phổ biến khiến khách hàng không mua chính là họ cảm thấy chưa chắc chắn. Họ chưa thực sự yên tâm về bạn, về sản phẩm/dịch vụ của bạn, về chi phí họ phải bỏ ra, hoặc thậm chí là về nhu cầu của chính họ. Hãy luôn ghi nhớ điều này và nỗ lực hết sức để chứng minh cho khách hàng thấy bạn là người:

  • Đáng tin cậy
  • Có kiến thức
  • Cung cấp dịch vụ uy tín

Khi xây dựng quan hệ với những khách hàng tiềm năng trên thị trường quốc tế, hãy:

  • Tôn trọng văn hóa, phong tục và tôn giáo ở mỗi quốc gia
  • Phát huy trí thông minh văn hóa
  • Ý thức về hành vi của bản thân

Bạn có bảy giây để tạo ấn tượng. Nếu ấn tượng đầu tiên không tốt, có thể bạn sẽ phải bù đắp bằng mười hai cuộc gặp gỡ suôn sẻ để xây dựng mối quan hệ và tạo thiện cảm. Nếu thấy mình chưa kết nối được với đối phương trong lần tiếp xúc thứ nhất, bạn cần tương tác với họ thêm nhiều lần nữa để họ hiểu về bạn hơn. Biết đâu bạn sẽ thuyết phục được họ vào lần thứ năm hoặc lần thứ bảy. Suy cho cùng bạn không thể nói trước điều gì cho đến khi bạn bắt tay vào thực hiện.

Hầu hết các doanh nghiệp trên toàn cầu đều từng đối diện với tình trạng thiếu chủ động trong liên lạc. Khi bạn trở về từ một chuyến công tác, hãy chủ động liên lạc lại và trao đổi với khách hành cũng như với những người mà bạn quen biết trong chuyến đi. Nếu không giữ liên lạc với khách hàng tiềm năng thì dù có tiêu tốn cả gia tài để tạo ra những sản phẩm mới nhất, xây dựng trang web hay chạy các chương trình quảng bá rầm rộ nhát, bạn vẫn có nguy cơ thất bại. Một khi đã biết cách thu hút và duy trì quan hệ với khách hàng địa phương cũng như quốc tế, bạn sẽ thấy việc kinh doanh của mình tăng trưởng nhanh chóng. Trong văn hóa phương Tây, thứ Năm là ngày thích hợp nhất để gọi điện thăm hỏi hoặc gửi email theo dõi công việc. Nhưng nhìn chung để đạt được hiệu quả tối ưu thì bạn có thể chủ động liên lạc lại trong vòng hai mươi bốn giờ sau cuộc gặp đầu tiên và định sẵn ngày giờ cho lần liên lạc tiếp theo.

Bài viết có sư tham khảo từ các nghiên cứu của chuyên gia giao tiếp kiêm diễn giả quốc tế về thuật lãnh đạo Catherine Molloy trong cuốn sách”Cái bắt tay triệu đô” / Ảnh: từ bộ phim Devil wear Prada

Pocket
Tags:

You Might also Like