Type to search

4 phụ nữ cam kết bảo vệ động vật là ưu tiên trong cuộc sống của họ

Chia sẻ

Dian Fossey, Brigitte Bardot, Jane Goodall … Những người phụ nữ này đã đưa việc bảo vệ động vật trở thành ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống của họ. Mặc dù tình trạng của động vật đang thay đổi và ngành thời trang đang dần bắt đầu có những động thái tích cực hơn như việc các nhà mốt lớn dừng sử dụng lông thú, tuy nhiên cuộc chiến bảo vệ các loài động vật trên toàn thế giới vẫn chưa kết thúc. Những người phụ nữ mạnh mẽ, can đảm và đầy nhiệt huyết này sẽ chỉ đường cho bạn.

Dian Fossey

Nhân vật tiêu biểu về sự nghiệp bảo vệ động vật, Dian Fossey đã hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ khỉ đột. Nhà thần thoại học người Mỹ từ lâu đã nghiên cứu hành vi của những con khỉ này trong các khu rừng ở vùng núi Rwanda và chiến đấu cả đời để bảo vệ chúng. Di sản Dian Fossey để lại là công trình nghiên cứu khỉ đột đồ sộ, cùng cuốn sách bán chạy nhất có tên Bầy khỉ đột trong sương mù. Cuốn sách ấy, cùng bộ phim được dựng sau đó đã tái hiện hình ảnh Dian Fossey kiên cường bất khuất bảo vệ những gì bà yêu quý. Không chỉ thu về hàng triệu USD phục vụ bảo tồn, bộ phim còn khơi dậy cảm hứng cho hàng trăm, hàng nghìn nhà nghiên cứu động vật đến tận ngày nay.

Để cứu một loài đang bị đe dọa bởi nạn săn trộm bà đã phải trả giá bằng mạng sống của chính mình. Bà bị sát hại trong túp lều của mình ở Rwanda vào ngày 27 tháng 12 năm 1985. Dian Fossey giờ đây đã có thể mỉm cười nơi chín suối. Bà được chôn bên cạnh chú khỉ đột Digit ở khu bảo tồn bà từng bảo vệ bằng cả mạng sống của mình. Trên bia mộ của bà là dòng chữ “Không ai yêu khỉ đột bằng người nằm lại nơi đây”.

Jane goodall

Tên tuổi của tiến sĩ Jane Goodall đã vang danh khắp nơi với vai trò sứ giả hòa bình của Liên Hiệp Quốc và là người thành lập Viện Jane Goodall.  “Ngay lập tức tôi hiểu rằng tôi đang thực sự sống trong giấc mơ của mình. Tôi đã cảm thấy rằng tôi thuộc về thế giới mới của khu rừng. Đó là tôi đã ở  – nơi tôi cần đến ”. Jane Goodall là một trong những người phụ nữ tuyệt vời đã cống hiến cuộc đời mình để bảo vệ động vật. Jane đã chọn chiến đấu cả thể xác và linh hồn để bảo vệ loài tinh tinh.

Việc Jane thành công trong nghiên cứu về loài tinh tinh là kết quả tất yếu của lòng thương yêu, tôn trọng hết mực mà bà dành cho chúng. Trong khi giới khoa học lúc nghiên cứu tinh tinh chỉ gọi chúng bằng những con số vô hồn, thì Jane là người đầu tiên đặt tên cho chúng (Mike, Frodo, Goliath, Flo…). Đổi lại, chúng cho bà tới gần, kết thân với bà và giúp bà có thêm thông tin cho bài nghiên cứu. Ngày nay dù đã ở tuổi 87 và không còn làm việc trong rừng nữa, nhưng Jane vẫn tiếp tục làm việc bằng cách di chuyển suốt 300 ngày trong một năm để diễn thuyết nhằm nâng cao nhận thức của con người về môi trường, về tự nhiên và các loài động vật. Bất kể đi tới nước nào, bà cũng mang theo một chú khỉ bông cầm quả chuối để giúp bà nhớ tới Jubilee – người bạn thân thiết khi xưa của bà. Trong một đoạn clip ngắn nói về cuộc đời và sự nghiệp của mình, Jane, người phụ nữ năm nay đã 80 tuổi không ngừng rưng rưng nước mắt. Bà nói lại những chuỗi ngày gian khó với quyết định không giống ai của mình cộng với những chiêm nghiệm của cuộc đời. Clip đã được chia sẻ mạnh trên mạng xã hội và lan truyền cảm hứng đến nhiều người.

Brigitte Bardot

Brigitte Bardot (sinh 28 tháng 9, 1934), còn được gọi là BB, là nữ diễn viên, ca sĩ, người mẫu người Pháp nổi tiếng trong thập niên 1950, thập niên 1960 vì thân hình và phong cách diễn xuất gợi cảm, sau này trở thành nhà hoạt động vì quyền của động vật. Năm 1974, sau khi rút khỏi phim trường, Bardot sử dụng danh tiếng và địa vị của mình để đấu tranh vì quyền sống của động vật và phổ cập cho xã hội ý thức, mọi con vật đều là thực thể mẫn cảm và có tri giác, cần được tôn trọng, chăm sóc và hỗ trợ. “Tôi đã cống hiến sắc đẹp và tuổi xuân cho đàn ông. Sự thông minh và trải nghiệm tôi dành cho động vật”, nữ minh tinh bộc bạch. Năm 1986, Bardot triển khai hoạt động Quỹ Brigitte Bardot Phúc lợi và Bảo vệ Động vật, và bắt đầu ăn chay. “Ăn thịt động vật khiến tôi liên tưởng đến ăn thịt đồng loại”, Bardot giải thích quyết định của mình. Đến nay, bà  đã gom hàng triệu euro từ các hoạt động quyên góp từ thiện hỗ trợ nhiều chiến dịch bảo vệ động vật, thí dụ triệt sản đàn chó vô chủ, chữa bệnh, xây dựng, sửa chữa trại nuôi thú hoang và tìm kiếm người nhận nuôi chó, nuôi mèo bị bỏ rơi.

Để có tiền gây Quỹ Brigitte Bardot Phúc lợi và Bảo vệ Động vật, năm 1987, Bardot rao bán toàn bộ gia tài của bản thân bao gồm một số bất động sản, viên kim cương lớn, đồ gỗ gia dụng và các kỷ vật điện ảnh. BB dành toàn bộ doanh thu nhiều chục triệu euro cho mục đích cứu sống những loài động vật bị đe dọa tiệt chủng. Cùng với thời gian, dinh thự diện tích nhiều nghìn mét vuông của Bardot ở Saint-Tropez bắt đầu biến thành vườn thú nhỏ với số lượng động vật tăng lên từng ngày. Toàn bộ cơ ngơi thực tế đã không còn là tài sản riêng bởi Bardot đã hiến tặng cho Quỹ mang tên mình. “Vườn thú của tôi đã có 50 cá thể ngựa, la, lừa, dê, cừu, lợn, 20 cá thể mèo, vài con chó và đàn gia cầm vài chục con gà, ngan, ngỗng… Tất cả đều được cứu sống từ các lò mổ”, vài năm trước, Marylin Monroe phiên bản Pháp thống kê với phóng viên nhật báo Daily Mail.

Stella McCartney

Stella McCartney, nhà tiên phong trong lĩnh vực thời trang thân thiện với môi trường, đã cung cấp những tủ quần áo thời trang bền vững và sinh thái kể từ khi ra mắt thương hiệu cùng tên của cô vào năm 2001. Phương châm của cô ấy? Không có da, lông thú, lông vũ hoặc bất kỳ loại vải động vật nào khác. Cô là một trong những thành viên của hiệp hội Bolt Threads, hiệp hội cam kết phát triển bền vững các vật liệu và sản xuất lụa làm từ men, cùng những thứ khác. Nhìn xa trông rộng, khi tung ra thương hiệu của mình, cô đã phải phát triển chất liệu giả da đầy thuyết phục, loại Eco Alter Nappa mà cô vẫn sử dụng, bao gồm các polyme và lớp sơn lót chứa dầu thực vật. Phải mất ba năm để thiết lập một sản xuất viscose bền vững (viscose là một dẫn xuất của gỗ gây ra nạn phá rừng lớn và do đó dẫn đến cái chết của nhiều loài động vật).

Pocket
Tags:

You Might also Like