Type to search

Phong cách sống Tin đời sống

Tại sao phụ nữ cần tự tin hơn trong cuộc sống tài chính!

Chia sẻ

Thế giới của phụ nữ đã thay đổi rất nhiều trong những thập kỷ gần đây, đặc biệt với sự nổi lên của các phong trào nữ quyền. Vai trò của phụ nữ trong xã hội cũng ngày càng được coi trọng. Tuy nhiên, dường như vẫn có một rào cản vô hình nào đó, khiến phụ nữ luôn bị mắc kẹt trong vấn đề tài chính của mình.

Người phụ nữ thời xưa có thể không cần biết chữ nhưng nhất định phải hiểu rõ về “tam tòng tứ đức”. Chỉ cần như vậy thì đã được khẳng định là người phụ nữ được giáo dục tốt. Tiêu chuẩn này từng là nền tảng cho trật tự xã hội thời xưa, định hình vai trò chính của người phụ nữ là: chăm sóc gia đình, nội trợ và làm vợ. Công việc của người phụ nữ là làm tất cả những công việc trong gia đình và đảm bảo bữa tối đã sẵn sàng ở trên bàn. Trong khi đó, nam giới được xem là trụ cột của gia đình, người sẽ chịu trách nhiệm về vấn đề kinh tế. Những tiêu chuẩn này giống như sợi dây vô hình, trói chân người phụ nữ Á Đông, khiến họ luôn tự chấp nhận số phận của một người đứng sau, một hậu phương, và bỏ lỡ rất nhiều cơ hội phát triển của mình. Chính những điều đó đã vô tình khiến phụ nữ trở nên thiếu tự tin trong các quyết định tài chính, cản trở khả năng kiểm soát tài chính gia đình của họ.

Phụ nữ Á Đông cần thay đổi quan niệm về tài chính để có thể tự tin hơn trong cuộc sống tài chính của mình.

Có một sự thật là mặc dù tham gia vào thị trường lao động khá cao nhưng phụ nữ luôn phải chịu những thiệt thòi hơn so với nam giới trong các vấn đề như: bất bình đẳng giới, bị hạn chế thời gian lao động (do phải chia sẻ với công việc gia đình), thu nhập và con đường phát triển sự nghiệp cũng luôn bị ảnh hưởng. Bởi những định kiến của xã hội trong vai trò của người chăm sóc chính, nhiều phụ nữ thường chỉ có thể làm việc bán thời gian. Tuy nhiên, ngay cả khi làm việc toàn thời gian, phụ nữ cũng thường làm việc ít hơn nam giới. Cụ thể, tại thị trường Mỹ, phụ nữ thường làm việc 35 giờ mỗi tuần, trung bình 7,8 giờ mỗi ngày so với 8,4 giờ mỗi ngày của nam giới. Do đó, phụ nữ ít có cơ hội tiết kiệm tài chính cho những kế hoạch của mình như nghỉ hưu, tiết kiệm và đầu tư.

Tại Việt Nam, phụ nữ chiếm khoảng 50% dân số cả nước và chiếm trên 47% lực lượng lao động xã hội. Tỷ lệ nữ tham gia vào hoạt động kinh tế chiếm 83%, gần tương đương với con số 85% ở nam giới. Mặc dù tỷ lệ tham gia vào thị trường lao động khá cao nhưng theo các thông kê, thu nhập của phụ nữ luôn chỉ bằng ¾ so với nam giới (điều xảy ra ở hầu hết các nước). Lý do là bởi tỷ lệ phụ nữ đã qua đào tạo thường rất thấp nên cơ hội việc làm có lương cao rất hạn chế. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là nước Á Đông điển hình, với văn hóa “trọng nam khinh nữ” vẫn còn phổ biến và chưa có bình đẳng trong phân công lao động sản xuất.

Làm chủ tài chính bản thân là yếu tố quan trọng đối với mọi phụ nữ hiện đại

Dưới những tác động của nền kinh tế thị trường và những biến chuyển của xã hội, phụ nữ hiện đại cũng vừa phải “đảm việc nước, giỏi việc nhà” và tích cực đóng góp vào tài chính của gia đình. Vai trò kép đè nặng trên vai nhưng phụ nữ luôn bị đối xử như vai trò phụ, lép vế hơn so với nam giới trong việc đưa ra những quyết định quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt là vấn đề tài chính.

Nhưng phụ nữ hiện đại cần tự tin hơn về tài chính vì nhiều lý do…

Một đặc điểm văn hóa khác biệt của phụ nữ Việt Nam so với các nước Á Đông hay phương Tây khác đó là mặc dù kiếm được ít tiền hơn nhưng phụ nữ lại là người cai quản tài chính trong gia đình. Tuy nhiên, bởi luôn bị giới hạn trong lễ giáo phong kiến và tâm lý nên phụ nữ thường thiếu tự tin trong các quyết định tài chính của mình. Họ cũng thường không có kế hoạch cụ thể trong vấn đề chi tiêu tài chính.

Sự phát triển của truyền thông, mạng xã hội và giáo dục đã mở đường cho những người phụ nữ hiện đại, giúp không chỉ thay đổi cuộc sống của họ mà còn tạo ra những khác biệt về nhận thức và bình đẳng giới. Vai trò về giới đã không còn quá rõ ràng như trong quá khứ tại các gia đình hiện đại và phụ nữ ngày nay cũng có thể tự do ra ngoài xã hội và làm kinh tế giống như nam giới. Rất nhiều phụ nữ đang tích cực theo đuổi giáo dục đại học để trở thành các chuyên gia và doanh nhân nữ. Phụ nữ cũng đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn, chẳng hạn như sự nghiệp và giáo dục bên cạnh cuộc sống gia đình. Chính những điều này đã góp phần giúp phụ nữ trở nên tự tin hơn về vấn đề tài chính. Và họ nên như vậy! Chỉ cần chủ động được vấn đề kinh tế và được trang bị với thái độ và giáo dục đúng đắn, phụ nữ hiện đại có thể cảm thấy được trao quyền và tự tin hơn về tương lai tài chính của họ.

6 chiếc lọ tài chính của Robert Kiyosaki

Rober Kiyosaki gợi ý 06 chiếc lọ quản lý tài chính hoàn hảo, phân chia thu nhập của bạn:

  • Lo Nhu cầu thiết yếu: 55% thu nhập: Nếu Nhu Cầu Thiết Yếu (gồm sinh hoạt phí thiết yếu) chiếm 80% thu nhập, bạn cần tăng thu nhập của bản thân để bù vào phần thiếu hụt đó.
  • Lọ Tiết kiệm dài hạn: 10% thu nhập: Ngân sách cho các mục tiêu dài hạn, thực hiện những ước mơ của bạn.
  • Lọ Giáo dục đào tạo: 10% thu nhập: Đọc sách và phát triển bản thân luôn là con đường đầu tư an toàn và hiệu quả.
  • Lọ Hưởng thụ: 10% thu nhập: Ngân sách để bạn chăm sóc cái tôi hưởng thụ của bản thân.
  • Lọ Tự do tài chính: 10% thu nhập: Đây là khoản đầu tư giúp bạn mang lại thu nhập thụ động. Bằng cách này, bạn đã tạo ra con “ngỗng” đẻ trứng vàng để bạn sử dụng khi không còn làm việc.
  • Lọ Cho đi: 5% thu nhập: Khoản ngân sách để bạn thể hiện lòng biết ơn cuộc sống. Cuộc sống là sẻ chia, bạn cho đi để nhận lại nhiều hơn.
Pocket
Tags: